Nhiều người dù biết việc đi ngược chiều rất nguy hiểm nhưng vẫn cố tình vi phạm, không khó để bắt gặp xe đi ngược chiều khi tham gia giao thông. Cụ thể, thế nào là lỗi đi ngược chiều, đi ngược chiều trên đường cao tốc bị xử phạt bao nhiêu tiền? Để giải đáp thắc mắc trên cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Thế nào là lỗi đi ngược chiều?
Hiện nay, trong các văn bản của pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm “đi xe ngược chiều”. Tuy nhiên, theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008; cụ thể tại khoản 1 Điều 9 có quy định về nguyên tắc chung khi tham gia giao thông như sau: Cá nhân; phương tiện khi tham gia giao thông thì phải đi bên phải; theo chiều đi của mình; đúng làm đường, phần đường quy định, chấp hành đúng chỉ dẫn của biển báo giao thông đường bộ.
Trên cơ sở khái niệm này, có thể hiểu; ô tô, xe máy, hay các phương tiện cơ giới khác; có hành vi “đi ngược chiều” được hiểu là hành vi đi ngược lại; đi theo hướng ngược lại chiều đi được phép của mình, hoặc không chấp hành biển báo chỉ dẫn của đường một chiều, thường thể hiện ở các hành vi như: đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”…
Đi ngược chiều có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Đi xe ngược chiều được hiểu là hành vi điều khiển xe đi bên trái theo chiều đi của người điều khiển xe.
Theo tinh thần chung của pháp luật: “Chúng ta được làm những việc gì mà pháp luật không cấm”. Vậy hiển nhiên một điều rằng, khi pháp luật đã cấm một hành vi nào đó thì bắt buộc chúng ta không được thực hiện hành vi đó. Nếu chúng ta thực hiện hành vi đó thì tất nhiên là đã vi phạm pháp luật.
Và trong tình huống này cũng vậy, việc đi ngược chiều cụ thể là đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” là một hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Có thể chứng minh khẳng định trên như sau:
- Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, một trong các hành vi bị nghiêm cấm đó là hành vi vi phạm quy tắc giao thông thông đường bộ (khoản 23).
- Và một trong những quy tắc chung giao thông đường bộ là: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ” (khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).
Như vậy, người tham gia giao thông phải đi đúng chiều đi của mình (đi bên phải theo chiều đi của mình) và đi đúng phần đường dành cho mình. Khi người tham gia giao thông đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” thì đã vi phạm quy tắc chung giao thông đường bộ. Và do vậy, hành vi đi ngược chiều này đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Khi đã thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật thì người thực hiện hành vi vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi hay nói cách khác là phải chịu các chế tài.
Đi ngược chiều trên đường cao tốc bị xử phạt bao nhiều tiền?
Thứ nhất, quy định về đường cao tốc:
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
12. Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.”
Như vậy theo quy định trên thì đường cao tốc được hiểu là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
Thứ hai, về mức phạt xe ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;”
Dắt xe máy đi ngược chiều có bị phạt không?
Việc dắt xe máy đi ngược chiều trên vỉa hè thì cần phải xét đến các quy định liên quan đến vỉa hè và quy định đối với người đi bộ.
Cụ thể, về công dụng của vỉa hè: Căn cứ theo Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008, hè phố chỉ được sử dụng vào mục đích giao thông, và Vỉa hè có chức năng là lối đi riêng cho người đi bộ, song, vỉa hè không quy định chiều đi và cũng không có biển báo hiệu cấm dắt xe.
Quy định đối với người đi bộ: Đối với người đi bộ căn cứ vào Điều 9 Nghị định 46/2016/NĐ-CP sẽ bị cấm các hành vi như sau:
- Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
- Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
- Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
- Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
- Khi tham gia giao thông, lái xe đi ngược chiều sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy nếu dắt xe máy đi ngược chiều có bị phạt không?
Theo đó, không có một điều luật nào cấm người đi đường dắt xe đi bộ ngược chiều trên vỉa hè. Bởi vậy, hành vi này sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, với hành vi đi ngược chiều trước khi lên vỉa hè, cảnh sát có thể xử phạt người vi phạm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lỗi đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền?
- Những lỗi vi phạm giao thông được nộp phạt tại chỗ
- Bị tạm giữ giấy phép lái xe có còn được tham gia giao thông không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đi ngược chiều trên đường cao tốc bị xử phạt bao nhiều tiền?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước; hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Giấy phép lái xe cho phép người đó vận hành, lưu thông; hay tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi,… trên các con đường công cộng sau khi họ đã trải qua sự kiểm tra đánh giá năng lực.
Thông thường để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông khác thì đối với xe gắn máy cách chỗ rẽ từ 10 – 15 m thì sẽ bắt đầu bật xi nhan. Đối với xe ô tô thì khoảng cách này ở tầm 30m, sau khoảng 5- 10m thì tắt xi nhan.