Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; là nguồn để tuyển dụng phục vụ lâu dài trong CAND; và được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Vậy công dân muốn đi nghĩa vụ quân sự cần lưu ý những gì? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP
Luật bảo hiểm xã hội
Luật bảo hiểm y tế
Nội dung tư vấn
Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ
Về đối tượng tuyển chọn:
Công dân nam trong độ tuổi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự; từ đủ 18 tuổi đến hết năm 25 tuổi.
Đối với công dân đã được đào tạo trình độ cao đẳng; đại học trở lên; đã bị đình chỉ kêu gọi nghĩa vụ quân sự có thể được tuyển dụng đến hết 27 tuổi.
Trình độ học vấn và đào tạo:
Tốt nghiệp THPT.
Ưu tiên tuyển chọn những công dân tốt nghiệp trung cấp trở lên; có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của lực lượng CAND; công dân năng khiếu văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, dân tộc thiểu số.
Về tiêu chuẩn chính trị:
– Có lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
– Không có tiền án tiền sự; không truy tố hình sự, quản chế; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
– Có phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân nơi cư trú, nơi học tập, công tác tín nhiệm;
– Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan; chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong CAND.
Về tiêu chuẩn sức khoẻ:
Công dân có sức khoẻ tốt; đạt loại 1, loại 2; đạt các chỉ tiêu đặc biệt theo quy định như sau:
– Chiều cao: Từ 162 cm đến 195 cm; Cân nặng: Từ 47 kg trở lên.
– Không nghiện chất ma tuý và tiền chất ma tuý;
– Màu tóc và hình dáng bình thường, không bị rối loạn sắc tố da;
– Không có vết (xăm) trên da, kể cả xăm trên da; không đục lỗ, mũi và các vị trí khác trên cơ thể để đeo trang sức;
– Không mắc các bệnh mãn tính, xã hội. bệnh tật;
– Không có sẹo lồi ở đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân.
Đi nghĩa vụ quân sự cần lưu ý những gì về thời hạn
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ; nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp sau:
– Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
– Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.
Thời gian thực hiện nghĩa vụ được tính từ ngày giao nhận công dân. Trong trường hợp không giao nhận tập trung; tính từ ngày đơn vị CAND tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Thời gian đào ngũ; thời gian chấp hành hình phạt tù không được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND.
Hồ sơ tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ
Nghĩa vụ CAND là không bắt buộc. Công dân có nhu cầu phải đăng ký ở Công an xã, phường, thị trấn nơi có hộ khẩu thường trú; để được xem xét, tuyển chọn theo quy định.
Hồ sơ tuyển chọn bao gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND; có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đang công tác, học tập.
– Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Đi nghĩa vụ quân sự cần lưu ý những gì về một số quyền lợi và chế độ, chính sách
– Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định đối với công dân trong thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
– Được bảo đảm chế độ ăn, ở, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quân hàm; các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của; có chế độ nghỉ phép; quan tâm bồi dưỡng, phát triển Đảng trong thời gian thực hiện nghĩa vụ; được khen thưởng về thành tích chiến đấu, công tác và huấn luyện; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, ốm đau, tai nạn theo quy định của pháp luật…
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ dự thi không trúng tuyển vào các Học viện , trường CAND, hết thời hạn phục vụ tại ngũ , có đủ điều kiện , tiêu chuẩn và cá nhân tự nguyện thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp theo chỉ tiêu của Bộ Công an phân bổ hàng năm cho Công an tỉnh.
– Sau khi, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; sau khi phục vụ đủ thời gian và tham gia đào tạo đủ kiều kiện.
– Sau khi hoàn thành nghĩa vụ xuất ngũ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội, chế độ trợ cấp xuất ngũ; được tư vấn hướng nghiệp , hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp; trợ cấp tạo việc làm; được chính quyền các cấp ưu tiên việc làm và được hưởng các chính sách khác theo quy định.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0936 128 102 .
Câu hỏi thường gặp
– Về xử phạt hành chính
Theo quy định của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ, Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, thì các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo Điều 4, 5, 6, 7.
– Về xử lý hình sự
Người có hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 332, Điều 333 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Theo Điều 33 của Luật Nghĩa vụ quân sự: Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba.
Do đó, năm 2022, công dân cũng sẽ lên đường nhập ngũ vào tháng 2/2022 hoặc tháng 3/2022.
Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Mỗi công dân Việt Nam ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nghĩa vụ với đất nước mà đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Đó không chỉ là nghĩa vụ với hiện tại và tương lai trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc mà còn là trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng của những bậc cha ông đi trước – những người đã ngã xuống vì nền hòa bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân.