UBND TP. Hà Nội vừa quyết định, từ 6h ngày 21/9, Hà Nội thực hiện Chỉ thị 15 để phòng dịch COVID-19, theo đó khu vực nội đô sẽ bãi bỏ giấy đi đường. Tuy nhiên, công an TP. Hà Nội vẫn duy trì 22 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ thủ đô để kiểm soát các nguồn lây từ bên ngoài. Vậy đến hà nội bằng xe cá nhân cần những giấy tờ gì? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn
Đến hà nội bằng xe cá nhân
Hiện tại có rất nhiều người dân đang bị “mắc kẹt” tại Thủ đô chưa thể về quê và ngược lại. Những trường hợp này đang rất lo lắng, quan tâm nhất là phải chuẩn bị những thủ tục gì để có thể ra, vào Hà Nội.
Đến hà nội bằng xe cá nhân cần giấy tờ gì?
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện di chuyển vào Thủ đô, đi qua các chốt kiểm dịch nhanh nhất, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân chủ động chuẩn bị đủ các loại giấy tờ.
Cụ thể, di chuyển bằng phương tiện cá nhân, chuẩn bị các giấy tờ sau: căn cước công dân; các loại giấy tờ: giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trong vòng 72 giờ hoặc giấy xác nhận đã tiêm vắc xin; quyết định hết thời hạn cách ly (nếu có).
Đồng thời, mỗi người cần điền đầy đủ thông tin vào tờ khai y tế đối với người di chuyển vào thành phố Hà Nội (tải biểu mẫu trên Cổng Thông tin điện tử Công an TP Hà Nội). Nhiều người đi trên cùng 1 xe ô tô có thể khai chung 1 biểu mẫu.
Đối với phương tiện kinh doanh vận tải, Sở GTVT có hướng dẫn thực hiện đăng ký cấp thẻ nhận diện phương tiện. Cụ thể, phương tiện được đăng ký cấp thẻ nhận diện ưu tiên hoạt động trên luồng xanh gồm: xe vận chuyển các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ an sinh xã hội, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, vận chuyển thiết bị, vật tư và sinh phẩm y tế phục vụ phòng chống dịch Covid-19,… có hành trình vận chuyển đi, đến hoặc đi qua các khu vực đang phong tỏa, giãn cách hoặc khu vực ổ dịch.
Bên cạnh đó, có xe ô tô vận chuyển công nhân, người lao động, chuyên gia phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có hành trình vận chuyển đi, đến hoặc đi qua các khu vực đang phong tỏa, giãn cách hoặc khu vực ổ dịch.
Thủ tục cấp đăng ký nhận diện phương tiện ưu tiên đi vào luồng xanh được thực hiện trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký thẻ nhận diện cho phương tiện ưu tiên hoạt động trên luồng xanh vận tải toàn quốc.
Địa chỉ đăng ký http://luongxanh.drvn.gov.vn, các doanh nghiệp đăng nhập và làm theo hướng dẫn, sau khi đăng ký thành công lái xe tự in thẻ nhận diện kèm mã QRCode để dán lên xe.
Tại 22 chốt kiểm soát vào thành phố, đối với phương tiện được cấp thẻ nhận diện phương tiện rồi thì cán bộ trực chốt cho qua luôn, nếu có kiểm tra thì cũng chỉ xác suất để giảm ùn tắc giao thông trên các tuyến.
Các chốt bố trí biển báo, phân các luồng xanh để phương tiện vận tải hàng hóa, vận chuyển công nhân, chuyên gia đi lại thuận tiện.
Theo ngành chức năng, tất cả vì mục tiêu phòng, chống Covid-19, nhưng cũng giải quyết nhanh nhất các thủ tục để người dân thuận tiện trong việc lưu thông, trong đó, sẽ cố gắng giảm tải tối đa thủ tục hành chính.
Các bước đăng ký luồng xanh
Bước 1: Các đơn vị vận tải tiến hành truy cập vào địa chỉ trang website http://vantai.drvn.gov.vn nộp hồ sơ trực tuyến hướng dẫn gửi kèm.
– Nhập email vào ô email, số điện thoại vào số điện thoại sau đó nhấn vào nút Nhận mã xác thực, 01 mã xác thực sẽ được hệ thống Luồng xanh gửi tới số điện thoại đã đăng ký.
– Nhập mã xác thực vừa nhận được vào ô Mã xác thực, sau đó ấn tiếp tục.
Bước 2: Khai báo Thông tin đề nghị cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên Luồng xanh.
Khi vào hệ thống sẽ ở giao diện Thông tin đề nghị cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên Luồng xanh.
Trường hợp:
- Doanh nghiệp nhiều tài xế: Nên chọn Thông tin tài xế ở bên phải màn hình trước, nhập danh sách tài xế với các thông tin như ở Bước 4
- Cá nhân: Ở nguyên cửa sổ hiện tại
Bước 3: Tải Đơn đăng ký Luồng xanh (ở phần cuối của Thông tin đề nghị cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên Luồng xanh)
Điền các thông tin và ký tên đóng dấu (đối với doanh nghiệp), ký ghi rõ họ tên (đối với cá nhân). Sau đó chụp ảnh lại đơn để tải đơn đăng ký lên khi đăng ký tại Bước 2.
Bước 4: Khai báo thông tin tài xế
Nhấn nút Thêm mới tài xế để khai báo thông tin gồm:
– Họ tên;
– Số điện thoại;
– Ngày/tháng/năm sinh;
– Số Giấy phép lái xe;
– Upload ảnh của Giấy xét nghiệm mới nhất lên;
– Ngày xét nghiệm Covid-19;
– Ngày hết hạn xét nghiệm Covid-19.
Phải kê khai đầy đủ thông tin về lái xe và người đi theo xe, trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo giấy xét nghiệm Covid-19 (âm tính) còn hiệu lực và đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch của Bộ Y tế.
Bước 5: Điền thông tin luồng xin cấp phép
– Nhập địa chỉ nơi đi, địa chỉ nơi đến.
– Lộ trình di chuyển:
+ Nếu di chuyển trong tỉnh, thành phố: Nhấn Lựa chọn lộ trình nội tỉnh. Lúc này nhấn vào thanh Lọc theo tỉnh để tìm kiếm Sở Giao thông Vận tải tỉnh, thành phố mà mình di chuyển, rồi tìm lộ trình di chuyển.
+ Nếu di chuyển liên tỉnh: Vừa nhấn Lựa chọn lộ trình nội tỉnh vừa nhấn Lựa chọn lộ trình quốc gia (tối đa 03 lộ trình quốc gia).
– Thời gian đề nghị cấp (Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16): Nhập thời gian đề nghị cấp phép từ ngày nào đến ngày nào.
– Loại hàng hóa vận chuyển: Lựa chọn hàng hóa chuyên chở trên xe.
+ Hàng hóa phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh không bị dừng hoặc cấm hoạt động theo chỉ đạo của UBND cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Hàng hóa thiết yếu khác theo hướng dẫn của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi nhận hàng của hành trình vận chuyển hàng hóa thiết yếu) hoặc đầu mối của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định;
+ Hàng hóa thiết yếu theo hướng dẫn tại văn bản số 4349/BCT-TTTN ngày 21/7/2021 của Bộ Công Thương về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.
+ Nếu là hàng hóa đặc biệt mau hỏng (hàng nông sản, thực phẩm tươi sống, hàng đông lạnh) thì tích vào ô Hàng hóa đặc biệt – Hàng mau hỏng bên dưới.Lưu ý: Trong trường hợp vận chuyển hàng mau hỏng, đơn vị vận tải tự in thêm cụm từ “HÀNG MAU HỎNG” trên giấy A5 màu vàng dán kính phía trước, trên A4 dán 2 bên thành xe và đóng dấu treo của doanh nghiệp.
Bước 6: Chọn nơi tiếp nhận hồ sơ
Sau khi điền đầy đủ thông tin bên trên thì sẽ chọn Đơn vị tiếp nhận hồ sơ là Sở GTVT tỉnh/thành phố đăng ký hoạt động.
Nếu doanh nghiệp có nhiều tài xế thì mỗi tài xế đều khai báo đầy đủ như trên và ấn nút Gửi đề nghị.
Lưu ý: Các nội dung đăng ký phải đảm bảo thông tin chính xác, đơn vị vận tải phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những nội dung đã kê khai.
Bước 7: Sở GTVT tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và phê duyệt hồ sơ (đối với các hồ sơ đủ điều kiện theo quy định).
Bước 8: Theo dõi kết quả trong Email hoặc tại mục Danh sách xe đăng ký trên trang đăng ký.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị mới nhất – Tải xuống và xem trước
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu bài thu hoạch nghị quyết 13 của đảng – Tải xuống và xem trước
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đến hà nội bằng xe cá nhân cần những giấy tờ gì?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, thủ tục giải thể công ty trọn gói, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy đi đường là một loại văn bản, tài liệu giấy tờ dùng làm căn cứ để người lao động hay cán bộ công nhân viên chức làm một số thủ tục khi đến địa điểm công tác theo sự phân công nhiệm vụ nhất định của đơn vị.
Đồng thời, giấy đi đường cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết để người lao động hay cán bộ công nhân viên chức sử dụng để làm căn cứ và cơ sở nhằm thanh toán các khoản tài chính được cho là phí công tác sau khi đã hoàn thành quá trình công tác theo sự chỉ đạo từ cấp trên có thẩm quyền.
Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.
Như vậy không thể phủ nhận vai trò của giấy đi đường là một loại văn bản, giấy tờ có vai trò rất quan trọng trong quá trình công tác của người lao động.
Nó được xem như là một loại văn bản có tính hợp pháp, là điều kiện để người lao động có thể đề nghị và yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, bắt buộc phải thực hiện thanh toán khoản tài chính được xem là chi phí hợp lý cho chuyến đi công tác.