Đèn đường rơi vào ôtô ở bãi trông giữ bên nào phải bồi thường?

23/03/2022
Đèn đường rơi vào ôtô ở bãi trông giữ, bên nào bồi thường?
937
Views

Tôi đậu xe qua đêm ở khu vực có thu phí, bị trụ cột đèn rơi vỡ kính, sửa hết hơn 30 triệu đồng. Bên trông xe hay đơn vị lắp đèn đường phải bồi thường cho tôi?

Việc đèn đường tự dưng rơi làm hỏng tài sản mặc dù xảy ra không nhiều nhưng đây là sự việc vẫn có thể xảy ra và vô cùng nguy hiểm. Người có tài sản bị thiệt hại thường thắc mắc người nào có trách nhiệm bồi thường khi trường hợp này rảy ra. Nếu tài sản mang gửi giữ mà xảy ra sự kiện này thì trách nhiệm thược về ai? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư X  xin giới thiệu bài viết “Đèn đường rơi vào ôtô ở bãi trông giữ, bên nào bồi thường?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là gì?

Theo Điều 554 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong gửi giữ tài sản

Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản

Quyền của bên gửi tài sản được quy định tại Điều 555 BLDS như sau:

  • Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

 Theo Điều 556 BLDS 2015 nghĩa vụ của bên gửi tài sản gồm:

  • Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.

Quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản

– Quyền của bên giữ tài sản gồm:

1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.

2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.

3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.

4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.

Về nghĩa vụ, điều 557 Bộ luật dân sự 2015 quy định bên giữ tài sản có các nghĩa vụ sau:

1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

……

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng

Đèn đường rơi vào ôtô ở bãi trông giữ, bên nào bồi thường?

Việc bạn gửi xe có trả phí cho ban quản lý khai thác điểm trông giữ xe là căn cứ xác định hai bên đã xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản được quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó các bên có các quyền và nghĩa vụ của bên gửi và giữ tài sản.

Việc đèn đường rơi vào ôtô ở bãi trông giữ cần xét xem nguyên nhân gây ra là do đâu. Từ đó mới có thể xác định bên nào là bên phải chịu bồi thường thiệt hại. Vì không biết lý do nên chúng tôi sẽ đưa ra một trong các trường hợp sau:

Nguyên nhân khách quan làm rơi đèn đường

Theo Khoản 1 và Khoản 4 Điều 557 Bộ luật dân sự 2015, bên giữ tài sản có các nghĩa vụ sau:

1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng

Theo đó bên gửi giữ có trách nhiệm bảo quản tài sản. Trường hợp làm hư hỏng tài sản gửi giữ bên giữ phải bồi thường trừ trường hợp bất khả kháng.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Ví dụ như giông lốc, bão tố hay động đất dẫn đến đổ trụ cột đèn làm vỡ kính xe. Người trông giữ xe không thể lường trước được, do đó đây là sự kiện khách quan. Người trông giữ xe sẽ không phải bồi thường cho người gửi.

Nhưng nếu trường hợp, đèn đường đã lâu ngày, không chắc chắn, mưa gió dẫn tới đổ. Lúc này trách nhiệm lại thuộc về người quản lý đèn đường. Vì họ có trách nhiệm trong việc tu sửa, bảo trì, quản lý đèn đường, biết được sự kiện mưa gió có khả năng làm đổ đèn nhưng không có biện pháp khắc phục; ví dụ như rào chắn, cảnh báo,… dân tới có người để xe tại vị trí đèn. Người quản lý đèn sẽ phải bồi thường cho chủ sở hữu chiếc xe bị hỏng. Đây là trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Đèn đường đổ không do nguyên nhân khách quan

Trường hợp không phải do nguyên nhân khách quan, sự kiện bất khả kháng thì trách nhiệm thuộc về một trong các đối tượng sau:

  • Người có trách nhiệm trông giữ xe
  • Người tác động làm đèn đường đổ (nếu có)

Trường hợp người trông giữ đã nhắc nhở hoặc có sự cảnh báo của người quản lý đèn; mà người gửi xe vẫn đỗ xe tại nơi đó thì lúc này lỗi thuộc về người gửi xe. Do đó bạn không thể yêu cầu bên giữ xe bồi thường trong trường hợp này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đèn đường rơi vào ôtô ở bãi trông giữ bên nào bồi thường?” Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quy định thế nào về việc trả tiền công cho người nhận giữ tài sản?

Theo Bộ luật dân sự 2015, việc trả tiền công phụ thuộc vào thời điểm lấy tài sản. Cụ thể:
– Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên không thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công.
– Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bên giữ chậm giao tài sản thì bên gửi có phải trả tiền công những ngày chậm giao không?

Theo Điều 560 BLDS 2015:
Trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.
Do đó bên gửi không có nghĩa vụ phải trả bên giữ những ngày công mà bên giữ chậm giao tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.