Đền bù tuổi thanh xuân sau khi ly hôn như thế nào?

13/11/2021
Đền bù tuổi thanh xuân sau khi ly hôn như thế nào?
804
Views

Trong xã hội hiệ nay, vấn đề ly hôn có lẽ không còn xa lạ. Ly hôn thường xảy ra nhiều ở những cặp đôi trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Về vấn đề ly hôn, có khá nhiều người đặt câu hỏi đền bù tuổi thanh xuân sau khi ly hôn như thế nào?

Xin chào Luật sư: Tôi và chồng kết hôn 5 năm. Nhưng dạo gần đây tôi phát hiện chồng tôi ngoài tình với nhân viên tại văn phòng. Luật sư cho tôi hỏi: Trong trường hợp nay tôi có thể kiện chồng tôi được không? Và tôi muốn ly hôn với chồng tôi thì sau khi ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không? Rất mong nhận được sự phản hồi của luật sư. Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi cau hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Ly hôn là gì? Pháp luật quy định như nào về quyền ly hôn?

Căn cứ theo khoản 15 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“ Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Pháp luật quy định như nào về quyền ly hôn

Ly hôn được pháp luật công nhận là quyền của vợ chồng. Cụ thể tại điều 51 Luật hôn nhân gia đình quy định về quyền ly hôn như sau:

“ 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Căn cứ vào quy định trên thì những đối tượng được quyền yêu cầu ly hôn gồm: Vợ, chồng hoặc cả hai người; Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần; hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình; do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Tuy nhiên, lưu ý rằng chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai; sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đền bù tuổi thanh xuân sau khi ly hôn như thế nào?

Hiện nay, theo quy định của luật hôn nhân gia đình và các văn bản pháp luật khác; thì không có quy định nào về việc khi ly hôn người chồng phải có nghĩa vụ đền bù tuổi thanh xuân cho vợ hoặc ngược lại. Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân gia đình quy định rằng vợ chồng thể thỏa thuận với nhau các vấn đề khi ly hôn. Điều 55 Luật hôn nhân gia đình quy định về ly hôn thuận tình như sau:

“ Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Ngoại tình có vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình không?

Theo như bạn trình bày; chồng bạn đã đi ngoại tình khi 2 người đang chung sống với nhau. Trong trường hợp này bạn có thể kiện chồng bạn về tội vi phạm chế độ một vợ chồng.

Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm chế độ một vợ một chồng

Mặt khách quan

Có hành vi kết hôn trái pháp luật với người khác; trong khi người phạm tội đang có vợ hoặc có chồng một cách hợp pháp; hoặc được xác định là hôn nhân thực tế và quan hệ hôn nhân đó còn đang tồn tại; hoặc tuy chưa có vợ, có chồng mà kết hôn trái pháp luật với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ hợp pháp.

Việc kết hôn trái pháp luật thể hiện qua việc dùng thủ đoạn khai báo gian dối và chưa có vợ hoặc chồng; hoặc mua chuộc cán bộ có thẩm quyển để tiến hành việc kết hôn; nhằm xác lập quan hệ hôn nhân mới giữa nam, nữ trong khi chính họ đang có vợ hoặc chồng.

Hành vi sống như vợ chồng với người khác; nếu không thuộc trường hợp kết hôn nêu ở trên thì hành vi chung sống như vợ chồng với người khác cũng cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Hành vi nêu trên được thể hiện ở chỗ đôi nam, nữ mà một hoặc cả hai bên đang có vợ hoặc chồng; nhưng lại chung sống với nhau không đăng ký kết hôn; và coi nhau như vợ chồng một cách công khai; (như ở chung một nhà, công khai mối quan hệ vợ chồng với hàng xóm, cha mẹ, bạn bè, có tài sản chung, con chung).

Tuy nhiên, thực tế việc xác định dấu hiệu này không dễ dàng; vì phần đông việc chung sống ở dạng này thường diễn ra một cách lén lút, bí mật; trừ một số trường hợp khá đặc biệt có sự đồng ý của vợ; hoặc chồng cho lấy thêm vợ hoặc chồng khác.

Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, một trong những nguyên tắc cơ bản quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự; phải dù tuổi kết hôn (nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên); và phải là đang có vợ hoặc có chồng hợp pháp hoặc là người chưa có vợ, chưa có chồng nhưng biết rõ người khác đang có chồng có vợ; mà vẫn kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đó.

Đốì với người còn lại mà chưa có vợ hoặc có chồng khi biết rõ bên kia đã có chồng hoặc có vợ mà vẫn đồng ý kết hôn với họ thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này với vai trò đồng phạm.

Thực tế có trường hợp đồng tính luyến ái chung sống với nhau như vợ chồng theo chúng tôi thì không thể coi là hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng.

Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng bị xử phạt thế nào?

Xử phạt hành chính

“Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng:

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;”

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng

  1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Đền bù tuổi thanh xuân sau khi ly hôn như thế nào”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp kết hôn trái pháp luật ?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, có thể thấy các trường hợp kết hôn trái pháp luật có thể chia thành:
Thứ nhất, kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn.
Thứ hai, kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện.
Thứ ba, kết hôn trái pháp luật khi một hoặc cả hai bên mất năng lực hành vi dân sự.
Thứ tư, kết hôn trái pháp luật do vi phạm điều cấm.
Thứ năm, kết hôn giữa những người cùng giới tính.

Các trường hợp kết hôn trái pháp luật mà không bị hủy việc kết hôn

Vi phạm quy định về độ tuổi
Vi phạm sự tự nguyện
Kết hôn giữa người mất năng lực hành vi dân sự
Kếtt hôn với người đang có vợ, có chồng

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận