Đấu tranh với tệ nạn mê tín dị đoan là biểu hiện của dân chủ

16/08/2022
Đấu tranh với tệ nạn mê tín dị đoan là biểu hiện của dân
1246
Views

Mặc dù xã hội ngày càng phát triển nhưng nạn mê tín dị đoan ngày càng được gia tăng hơn với nhiều hình thức mời gọi như đi xem bói, cúng tế, … . Hiện nay, càng có nhiều người lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng để tuyên truyền mê tín dị đoan tinh vi hơn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đấu tranh với tệ nạn mê tín dị đoan là biểu hiện của dân” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Mê tín dị đoan là gì?

Mê tín dị đoan là có niềm tin vào những thứ nhảm nhí, mơ hồ, không có thật và không phù hợp với quy luật tự nhiên, chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực tâm linh và dẫn tới những hậu quả xấu không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà còn lan ra cả cộng đồng về thời gian, tài sản, sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới cả tính mạng con người.

Những hành vi mê tín dị đoan

  • Các hình thức lễ bái, cúng tế, cầu xin: cúng cô hồn, vong linh; cúng sao giải hạn; cầu tài lộc; cầu tự; cầu tình duyên, gia đạo; xi xăm, số đề; những hành vi hiến tế, dày vò thể xác, quan hệ nam nữ bất thường, nhảy múa điên cuồng…
  • Các hình thức xem tướng số, bói toán: bói dáng người, bói chỉ tay, bói chân gà, bói mai rùa, bói chữ viết, bói chữ ký, gieo lá số tử vi, bói bài…
  • Các hình thức chữa bệnh bằng ma thuật:trừ tà ma, đồng bóng, thư yểm bùa..
  • Các hình thức kiêng cữ: kiêng đàn bà có chửa xông đất đầu năm hoặc dự cỗ ma, cỗ cưới; kiêng khởi đầu một việc gì đó vào ngày 13 hoặc các ngày lẻ; kiêng mèo tự nhiên vào nhà; kiêng tặng mực đầu năm…

Pháp luật về mê tín dị đoan

Đấu tranh với tệ nạn mê tín dị đoan là biểu hiện của dân
Đấu tranh với tệ nạn mê tín dị đoan là biểu hiện của dân

Hiện nay Nhà nước cũng đã có các chế tài xử lý hành vi mê tín dị đoan quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

“Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thứ hai, theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;

b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị doan.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy | giá trị di sản văn hóa để hoạt động mê tín dị đoan.

Các dấu hiệu về Tội hành nghề mê tín dị đoan

Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

1. Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại Khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
Nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mời là chủ thể của tội phạm này.

Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm:

Tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội

Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm:

  • Hành vi khách quan

Người phạm tội thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan bằng các hình thức như: bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác.

Mê tín, dị đoan là tin vào một điều mà không có căn cứ, không có cơ sở khoa học (tin một cách mù quáng), cho rằng có những sự việc nhất định đem lại hành phúc hoặc gây ra tai họa như: cho rằng giữa người sống và người chết có thể nói chuyện với nhau được thông qua việc lên đồng; nghe thấy tiếng chim lợn kêu thì sẽ có người sắp chết; tin vào bói toán; v.v..

Hành nghề mê tín, dị đoan lấy việc thu thập chủ yếu bằng việc bói toàn, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác. Nếu việc bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác chỉ có tính chất nhất thời hoặc không vì mục đích lấy việc bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín,dị đoan khác để kiếm sống thì không gọi là hành nghề.

  • Hậu quả

Hậu quả của hành vi hành nghề mê tín, dị đoan vừa là dấu hiệu bắt buộc vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi hành nghề mê tín, dị đoan hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.

Không phải là dâu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành nghề mê tín, dị đoan là những thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và phi vật chất cho xã hội. Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành nghề mê tín, dị đoan gây ra, nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP để xác định trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành nghề mê tín, dị đoan gây ra.

  • Các dấu hiệu khách quan khác

Đối với tội phạm này nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, khi xác định hành vi hành nghề mê tín, dị đoan cần phân biệt với đời sống tâm linh, quyền tự do tín ngưỡng; mê tín, dị đoan thì bị Nhà nước cấm, còn tự do tín ngưỡng là quyền của mọi người được pháp luật bảo vệ.

Dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan là do cố ý.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đấu tranh với tệ nạn mê tín dị đoan là biểu hiện của dân”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công chứng, dịch vụ công chứng giấy tờ tại nhà, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ảnh hưởng của mê tín dị đoan là gì?

Mê tín dị đoan ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của cá nhân người có tư tưởng này và cả những người thân, gia đình họ:
– Khiến con người mơ hồ, mù quáng, tin tưởng thái quá vào những điều vô lý như chữa bệnh bằng việc cúng bái;
– Tốn thời gian, tốn tiền bạc. Đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, khi họ mê tín dị đoan, có những niềm tin sai lệch về tâm linh thì việc theo những thủ tục cúng bái tốn rất nhiều tiền bạc để sắm sửa các đồ cúng bái, làm cho kinh tế gia đình ngày càng khó khăn hơn.
– Sức khỏe, tinh thần dễ bị sa sút, ảnh hưởng bởi những người có niềm tin mù quáng vào vấn đề tâm linh thường bỏ ngoài tai những lời khuyên của gia đình, người thân.
– Không giải quyết được vấn đề mà còn làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Ví dụ như việc chữa bệnh bằng cúng bái, điều này không chữa trị được bệnh mà còn có thể làm tình trạng xấu hơn, nặng đi; tiền mất tật mang.
– Mê tín dị đoan có thể ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế. Đơn cử như việc nếu tất cả các doanh nghiệp, xưởng sản xuất có tâm lý này, họ sẽ xem bói, xem ngày giờ đẹp đến lý hợp đồng. để làm việc thì sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển doanh nghiệp; nếu nhiều doanh nghiệp như thế thì vô hình chung ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Sự giống nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là gì?

Giống như sự giống nhau giữa tôn giáo với tín ngưỡng dân gian, tức là đều tin vào những điều mà mắt mình không trông rõ, tai mình không nghe thấy thân hình và giọng nói của đấng thiêng liêng và của đối tượng thờ cúng; hạ là, những tín điều của tín ngững dân gian và mê tín dị đoan đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng, điều chỉnh hành vi ứng xử trong gia đình trên cơ sở những tín điều mà người ta tin theo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc và những đối tượng tôn thờ trong các loại hình tín ngưỡng và trong mê tín dị đoan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.