Đất trích đo có được xây nhà không?

01/03/2023
Đất trích đo có được xây nhà không?
654
Views

Xin chào Luật sư. Tôi hiện nay đang sinh sống tại tình Bắc Ninh, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là nhà tôi có một thửa đất, đã mua từ lâu nhưng chưa thực hiện cấp sổ đỏ, nay gia đình tôi muốn đo đạc xác định lại diện tích thửa đất để cấp sổ đỏ và xây nhà cho con. Tôi có thắc mắc rằng việc trích đo thửa đất có là căn cứ để cấp sổ đỏ hay không? Và đất trích đo có được xây nhà không? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Trích đo thửa đất là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

– Tên gọi mảnh trích đo địa chính bao gồm:

+ Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thực hiện trích đo địa chính;

+ Hệ tọa độ thực hiện trích đo (VN-2000 – là hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia hiện hành của Việt Nam được thống nhất áp dụng trong cả nước theo Quyết định 83/2000/QĐ-TTg; và hệ tọa độ tự do);

+ Khu vực thực hiện trích đo (địa chỉ thửa đất: số nhà, xứ đồng, thôn, xóm…);

+ Số liệu của mảnh trích đo địa chính.

– Số hiệu của mảnh trích đo địa chính gồm:

+ Số thứ tự mảnh (được đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong một năm thuộc phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã);

+ Năm thực hiện trích đo địa chính thửa đất.

Đất trích đo có được xây nhà không?

Có giấy tờ về quyền sử dụng đất là việc hộ gia đình, cá nhân có một trong những loại giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng đất như sau:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993.

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.

– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.

– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật..

Đất trích đo có được xây nhà không?
Đất trích đo có được xây nhà không?

Như vậy theo các quy định nêu trên, trích đo do phường xã cấp chỉ thể hiện hiện trạng thực tế của đất lúc được cấp trích đo, không thể hiện nguồn gốc đất như nào, chỉ cần người đang sử dụng đất yêu cầu là có thể làm được. Vì vậy pháp luật không ghi nhận Trích đo là giấy tờ căn cứ cấp Sổ Đỏ hay là căn cứ để xây nhà.

Đất không có Sổ đỏ vẫn được phép xây dựng nhà ở hay không?

Không có Sổ đỏ vẫn được xây nhà

* Trường hợp xây nhà phải có giấy phép

Trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị và nhà ở riêng lẻ tại nông thôn nhưng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa phải có giấy phép xây dựng.

Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ phải có một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP, giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ sau:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi năm 2001, Luật Đất đai năm 2003.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định Luật Đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009.

3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định 60/CP ngày 05/7/1994, Nghị định 61/NĐ-CP ngày 05/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở.

4. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 được hướng dẫn chi tiết tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP hoặc giấy xác nhận của UBND cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5. Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01/7/2004 nhưng không có Giấy chứng nhận, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, chỉ cần có một trong những loại giấy tờ hợp pháp về đất đai thì được xin giấy phép xây dựng nhà ở mà không bắt buộc giấy tờ đó là Giấy chứng nhận (Sổ đỏ), khi có giấy phép xây dựng thì người dân được phép khởi công xây dựng.

* Trường hợp nhà ở được miễn giấy phép xây dựng

Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn mà không nằm trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì được miễn giấy phép xây dựng.

Mặc dù được miễn giấy phép xây dựng nhưng không phải xây dựng tùy ý mà phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể:

– Phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất. Theo đó, người dân chỉ được xây dựng nhà ở trên đất ở. Trường hợp không có Giấy chứng nhận phải có một trong những giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất có mục đích là đất ở, cụ thể:

Căn cứ Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP, một số loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp mà không phải là Giấy chứng nhận như:

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất để chứng minh có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 hướng dẫn cụ thể tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP hoặc

+ Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận thửa đất có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận.

– Xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Đất trích đo có được xây nhà không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn Mức bồi thường thu hồi đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Xin cấp trích lục bản đồ địa chính thực hiện ở đâu ?

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng đất khi có nhu cầu được phép đề nghị cơ quan có thẩm quyền cung cấp những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất của mình. Theo đó, nếu muốn được làm rõ về diện tích sử dụng đất của mình thông qua bản đồ địa chính thì có thể làm đơn xin trích lục bản đồ địa chính gửi lên Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai thuộc phòng tài nguyên môi trường quận huyện nơi có đất đất để được cung cấp.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chỉ có trích đo thửa đất có được không?

Căn cứ Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Như vậy, nếu chỉ có trích đo thửa đất, thì theo quy định trên người sử dụng đất chưa thể làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất do chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trích lục bản đồ địa chính được hiểu là như thế nào?

Theo Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì trích lục bản đồ địa chính chứa những thông tin về thửa đất, gồm:
– Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xã, huyện, tỉnh);
– Diện tích thửa đất;
– Mục đích sử dụng đất;
–  Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú;
– Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;
– Bản vẽ thửa đất gồm: Sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa.
Như vậy, có thể hiểu trích lục bản đồ địa chính là sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất trên bản đồ địa chính nhằm xác thực thông tin thửa đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.