Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không?

15/09/2022
Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không?
520
Views

Ngày nay, nhu cầu sử dụng đất làm trang trại để phục vụ hoạt động sản xuất, chế biến hàng hoá ngày càng nhiều. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về đất trang trại? Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không? Nhà nước quy định thế nào về đất sử dụng làm trang trại? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về những nội dung này tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Đất trang trại là gì?

Hiện nay, Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật khác không định nghĩa cụ thể về đất trang trại, nhưng có thể hiểu đất trang trại bao gồm các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp dùng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hay sản xuất lương thực, thực phẩm…

Theo quy định tại Điểm h khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013 thì đất trang trại được xếp vào nhóm đất nông nghiệp:

“Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”

Quy định về đất sử dụng cho kinh tế trang trại

Theo quy định tại Điều 142 Luật Đất đai 2013 nhưu sau: Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Hình thức sử dụng đất trang trại

Theo quy định tại Điều 142 Luật đất đai 2013 thì việc sử dụng đất kinh tế trang trại được theo hình thức sau:

– Đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm muối quy định tại Điều 129 của Luật này;

– Đất do được Nhà nước cho thuê;

– Đất do được thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho;

– Đất do được nhận khoán của tổ chức;

– Đất do được hộ gia đình, cá nhân góp.

Một số quy định liên quan đến đất làm trang trại

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo quy định của pháp luật.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định sau đây:

– Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Đất đai thì được tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai;

– Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối khi hết thời hạn được giao thì phải chuyển sang thuê đất;

Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không?
Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không?

– Trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, được tặng cho, nhận khoán của tổ chức; do hộ gia đình, cá nhân góp vốn thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Đất đai.

Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất.

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

*Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, việc xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp dựa vào các căn cứ sau đây:

– Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

– Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

– Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

– Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 Luật Đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.

*Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, việc xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp dựa vào các căn cứ sau:

– Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

– Có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

– Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

– Trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình theo quy định tại Điều 54 Luật Đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình thì chỉ căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải được UBND cấp xã xác nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.

Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013: Sổ đỏ hay sổ hồng hay còn gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý mà Nhà nước cấp cho người sử dụng đất để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Người sử dụng đất được sử dụng đất thông qua Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc được công nhận quyền sử dụng đất, nhận thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng…theo quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp được quy định tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sử dụng đất/thửa đất không được cấp Giấy chứng nhận. Cụ thể như sau:

Một là, người sử dụng đất là tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013 (đất được Nhà nước giao để quản lý).

Hai là, đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn

Người sử dụng đất là người đang quản lý, thuê, sử dụng đất…nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn cũng là đối tượng không được cấp Giấy chứng nhận.

Ba là, không cấp Giấy chứng nhận cho người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất (trừ trường hợp những người này thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế);

Bốn là, không cấp Giấy chứng nhận cho những người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng;

Năm là, người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ không được cấp Giấy chứng nhận;

Sáu là, không cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (ví dụ thông báo/quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng – an ninh…);

Bảy là, không cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào một trong những mục đích sau đây:

+ Mục đích xây dựng công trình công cộng (công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí);

+ Hoặc đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin;

+ Hoặc khu vui chơi giải trí ngoài trời;

+ Hoặc nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Như vậy, pháp luật có quy định 7 trường hợp nêu trên sẽ không được cấp sổ đỏ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tham khảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ tư vấn về thủ tục chia đất khi ly hôn hoặc muốn sử dụng dịch vụ kế toán giải thể công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi nào đất được cấp sổ đỏ?

Theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai hiện hành, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà không có giấy tờ thì có thể được cấp sổ đỏ, phân thành hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Không phải nộp tiền sử dụng đất
Điều kiện để được cấp sổ đỏ là:
– Đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014.
– Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp (tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ).
Trường hợp 2: Có thể phải nộp tiền sử dụng đất
Điều kiện để được cấp sổ đỏ là:
– Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai.
– Nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Chi phí cần nộp khi làm sổ đỏ?

Trường hợp 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không phải mất tiền sử dụng đất
Trong trường hợp này thì khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp những khoản tiền sau:
– Lệ phí trước bạ:
Lệ phí trước bạ = 0.5 % giá trị quyền sử dụng đất;
Ví dụ: Thửa đất đủ điều kiện cấp Sổ đỏ, giá của thửa đất theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành là 02 tỷ đồng. Khi làm Sổ đỏ thì lệ phí trước bạ phải nộp là 10 triệu đồng.
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận (gọi chung là lệ phí cấp Sổ đỏ – xem chi tiết tại từng tỉnh tại mục II).
Trường hợp 2: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất khi làm Sổ đỏ có thể phải nộp tiền sử dụng đất
– Lệ phí trước bạ:
Lệ phí trước bạ = 0.5 % giá trị quyền sử dụng đất.
– Lệ phí cấp Sổ đỏ;
– Tiền sử dụng đất (nếu chưa nộp).

Pháp luật quy định thời hạn thuê đất làm trang trại là bao lâu?

Theo quy định: Nếu đất là đất công ích của xã thì bạn sẽ được xã cho thuê với thời hạn 05 năm. Nếu không phải đất công ích của xã thì bạn sẽ được Ủy ban nhân dân huyện nơi có đất cho thuê với thời hạn là 50 năm; nếu đấy là đất có thời hạn sử dụng lớn hơn hoặc bằng 50 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.