Đặt tiền bảo lãnh vi phạm hành chính theo quy định mới năm 2022

16/05/2022
Đặt tiền bảo lãnh vi phạm hành chính theo quy định mới năm 2022
1390
Views

Đặt tiền bảo lãnh vi phạm hành chính là một quy định mới; nhằm tạo điều kiện cho chính người vi phạm cũng như theo đó cá nhân hoặc tổ chức vi phạm có thể làm đơn và đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông vi phạm để tự bảo quản.

Chào luật sư! Tôi nghe nói là pháp luật có quy định mới về việc dùng tiền để bảo lãnh xe vi phạm giao thông; không biết là thông tin có chính xác không? Rất mong được luật sư tư vấn về diều kiện để được bảo lãnh xe? Mức tiền phải nộp bảo lãnh là bao nhiêu? Và tiền bảo lãnh đó có được trả lại không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết: Đặt tiền bảo lãnh vi phạm hành chính theo quy định mới năm 2022. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Điều kiện để được bảo lãnh xe vi phạm

Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP; phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức; cá nhân vi phạm giữ; bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ nếu tổ chức; cá nhân vi phạm có một trong 02 điều kiện dưới đây:

  • Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan; tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể; rõ ràng. Tổ chức; cá nhân vi phạm phải có nơi giữ; bảo quản phương tiện;
  • Tổ chức; cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ; bảo quản phương tiện.

Có thể bạn quan tâm:

Trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm

Tuy nhiên; có 04 trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức; cá nhân vi phạm giữ; bảo quản:

  • Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
  • Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
  • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
  • Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.

Như vậy; nếu có tiền bảo lãnh; nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm giao thông thuộc trường hợp bị tạm giữ theo quy định trên cũng không thể được giao bảo quản phương tiện.

Đặt tiền bảo lãnh vi phạm hành chính theo quy định mới năm 2022
Đặt tiền bảo lãnh vi phạm hành chính theo quy định mới năm 2022.

Tiền bảo lãnh vi phạm có được trả lại không?

Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP; mức tiền phải nộp để bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm; trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm; thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.

Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức; cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức; cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt.

Trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức; cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt; thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.

Nếu số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt; thì số tiền thừa còn lại sau khi đã khấu trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức; cá nhân đã đặt tiền bảo lãnh trước đó.

Thủ tục đặt tiền bảo lãnh vi phạm hành chính

Bước 1: Gửi đơn đề nghị

Tổ chức; cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị đặt tiền bảo lãnh phương tiện để được giữ; bảo quản phương tiện theo hướng dẫn tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP.

Đơn đề nghị đặt tiền bảo lãnh phải ghi rõ các nội dung sau đây:

  • Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
  • Hành vi vi phạm hành chính;
  • Tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu; xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện;
  • Nơi đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ; bảo quản phương tiện.

Bước 2: Xem xét, xử lý đơn

Trong thời hạn không quá 02 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị; cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.

Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp; cần phải có thêm thời gian để xác minh thì trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị; cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức; cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.

Trường hợp không giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ; bảo quản phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Bước 3: Nộp tiền đặt bảo lãnh

Sau khi người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định cho đặt tiền bảo lãnh; tổ chức, cá nhân có thể nộp tiền đặt bảo lãnh trực tiếp hoặc qua tài khoản cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện.

Bước 4: Lập biên bản về việc đặt tiền bảo lãnh

Việc đặt tiền bảo lãnh phải được lập thành biên bản.

Trong biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm đặt tiền bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định cho đặt tiền bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh; lý do đặt tiền bảo lãnh; mức tiền đặt bảo lãnh; thời hạn đặt tiền bảo lãnh; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh.

Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.

Bước 5: Giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân bảo quản

Phương tiện được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm để bảo quản.

Trong thời gian đặt tiền bảo lãnh; tổ chức, cá nhân không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.

Nếu tổ chức; cá nhân vi phạm quy định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét; quyết định việc chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Đặt tiền bảo lãnh vi phạm hành chính theo quy định mới năm 2022”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty ; tra cứu thông tin quy hoạch hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bảo lãnh là gì?

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Có được dùng xe bảo lãnh tham gia giao thông không?

Sau khi người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định cho đặt tiền bảo lãnh, tổ chức, cá nhân có thể nộp tiền đặt bảo lãnh trực tiếp hoặc qua tài khoản cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Phương tiện vi phạm không được phép tham gia giao thông nếu không được sự đồng ý bằng văn.

Trường hợp bị tạm giữ xe khi vi phạm giao thông

Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Cụ thể gồm 03 trường hợp sau:
– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ; thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính; mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân; tổ chức vi phạm nộp phạt xong.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.