Đất tái định cư, nộp tiền sử dụng đất thế nào theo quy định năm 2022?

16/05/2022
Đất tái định cư, nộp tiền sử dụng đất thế nào theo quy định năm 2022?
939
Views

Thuật ngữ “Đất tái định cư” có lẽ không còn xa lạ đối với mọi người; tuy nhiên hiểu thế nào cho đúng với đường lối; chính sách của Đảng và Nhà nước lại là chuyện khác. Vậy đất tái định cư là gì? Hơn thế nữa; một câu hỏi đặt ra là có phải người dân nào bị thu hồi đất cũng được bồi thường đất tái định cư không? Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất không? Nếu có thì nộp như thế nào? Sau đây; Luật sư X sẽ giải đáp những vấn đề trên thông qua bài viết: “Đất tái định cư, nộp tiền sử dụng đất thế nào theo quy định năm 2022?“. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Đất tái định cư là gì?

Tái định cư là một khái niệm khá rộng dùng để chỉ chính sách ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất; mất tài sản và nguồn thu nhập từ nhà đất đó theo quy định của pháp luật.

Khi đó; đất tái định cư được hiểu là đất mới do nhà nước cấp cho những người đã bị nhà nước thu hồi đất theo quy định; để tạo điều kiện cho họ có nơi ở mới và ổn định làm ăn sinh sống.

Hộ gia đình; cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà không có chỗ ở nào khác; thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư. Nhà ở; đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà; theo nhiều diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.

Điều kiện để được đền bù đất tái định cư khi nhà nước thu hồi đất?

Một câu hỏi được đặt ra là liệu tất cả các hộ dân có đất bị thu hồi đều sẽ được đền bù đất tái định cư hay không? Câu trả lời là không. Điều kiện hưởng chính sách tái định cư quy định như sau:

  • Hộ gia đình; cá nhân đang sử dụng đất ở; người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam; khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định;
  • Trường hợp trong hộ gia đình trên mà trong hộ có nhiều thế hệ; nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi; nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú; hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồi; thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở; nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở; nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
  • Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND tỉnh;
  • Không còn đất ở; nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi.

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất không?

Hiện nay; vẫn có rất nhiều người lầm tưởng đất tái định cư là đất nhà nước cấp hỗ trợ người dân nên không cần nộp tiền sử dụng đất; Tuy nhiên; căn cứ Điều 86 Luật đất đai 2013 quy định:

Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư; giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy; sau khi thu hồi đất của người dân; Nhà nước đã đền bù đất tái định cư. Đối với phần đất tái định cư này; Cục thuế yêu cầu đóng tiền sử dụng đất. Và giá đất để tính tiền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Do đó; mỗi tỉnh thành khác nhau sẽ có giá đất để tính tiền sử dụng đất khác nhau. Vậy đất tái định cư, nộp tiền sử dụng đất thế nào? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi!

Đất tái định cư, nộp tiền sử dụng đất thế nào theo quy định năm 2022?
Đất tái định cư, nộp tiền sử dụng đất thế nào theo quy định năm 2022

Có thể bạn quan tâm:

Đất tái định cư, nộp tiền sử dụng đất thế nào?

Như đã trình bày ở trên, khi bạn được nhà nước hỗ trợ tái định cư nhà, đất thì bạn sẽ phải đóng một khoản tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Quy định về đền bù đất tái định cư

Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; tái định cư được quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013 và quy định chi tiết tại Điều 30 Nghị định 47/2014/NĐ-CP; trong đó Khoản 2 Điều 30 có quy định là:

Đối với trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở; nhà ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư; nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo như sau:

  • Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở; nhà ở hoặc tiền nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch đó;
  • Trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở; nhà ở hoặc tiền nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch; trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này.

Cách nộp tiền sử dụng đất đất tái định cư

Trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP đó là:

1. Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.

Như vậy; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý thuế; bạn phải làm đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất hoặc nộp tiền sử dụng đất ngay theo thông báo của cơ quan quản lý thuế.

Nếu bạn không làm đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất; thì phải nộp tiền sử dụng đất. Nếu bạn không nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền; thì ngoài việc phải nộp tiền sử dụng đất; bạn phải nộp thêm tiền chậm nộp tiền sử dụng đất. Thời điểm tính tiền chậm nộp là kể từ thời điểm hết 90 ngày kể từ ngày nhận Thông báo của cơ quan quản lý thuế.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi; bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế 2016; thì số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất được tính như sau:

Tiền chậm nộp=0,03%xsố tiền chậm nộpxsố ngày chậm nộp

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Đất tái định cư, nộp tiền sử dụng đất thế nào theo quy định năm 2022?”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty ; tra cứu thông tin quy hoạch hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đất tái định cư có bán được không?

Về nguyên tắc: Đất chưa có GCN QSDĐ thì không đủ điều kiện chuyển nhượng. Thực tế: người được hưởng suất tái định cư vẫn chuyển nhượng bằng hình thức làm hợp đồng ủy quyền. Khi có hợp đồng ủy quyền; thì coi như người đó có toàn quyền sử dụng. Tuy nhiên; cho đến khi nhà nước thực hiện việc cấp GCN QSDD cho lô đất đó; thì người ủy quyền lại không được quyền đứng tên trên GCN QSDĐ.

Đất tái định cư có được tách sổ đỏ không?

Về mặt pháp lý người được cấp đất tái định cư là đất ở có đủ quyền sở hữu. Do đó đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thì về bản chất người có quyền sử dụng đất hợp pháp này hoàn toàn có thể được tách sổ đỏ; nếu nó đảm bảo các quy định về điều kiện tách sổ đỏ theo quy định của pháp luật: diện tích tối thiểu; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; làm thủ tục xin tách sổ đỏ…

Trường hợp được giảm tiền sử dụng đất?

– Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ nghèo tại các địa bàn không phải các xã đặc biệt khó khăn được giao đất; công nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở.
– Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở đối với người có công với cách mạng; mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.