Xin chào Luật sư. Tôi là Hồng, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Nhà tôi có đất lấn chiếm kênh rạch 20m2, ngày hôm qua Ủy ban nhân dân có thông báo đất nhà tôi nằm trong diện giải tỏa, thu hồi đất để phục vụ cho việc làm bờ kè. Vậy, đối với trường hợp của gia đình tôi: Khi nhà nước thu hồi đất thì đối với phần đất lấn chiếm kênh rạch có được bồi thường không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết “Đất lấn chiếm kênh rạch có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?” dưới đây của chúng tôi:
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 22/2017/QĐ-UBND
- Luật Đất đai năm 2013
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
Hiểu như thế nào về kênh rạch?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 22/2017/QĐ-UBND quy định:
Kênh là công trình có chức năng chuyển tải nước phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt và sản xuất, ngoài ra bờ kênh và lòng kênh còn có thể làm chức năng khác như giao thông thủy, bộ, bao gồm kênh được xây dựng bằng đất, đá, gạch, bê tông, bê tông cốt thép, bê tông lưới thép hoặc các vật liệu khác.
Rạch là đường dẫn nước từ sông vào đồng ruộng, thuyền bè có thể đi lại.
Nguyên tắc quản lý, sử dụng hành lang kênh rạch như thế nào?
Các nguyên tắc quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh rạch:
1. Quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh rạch theo nguyên tắc :
- Mọi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất hợp pháp trong phạm vi hành lang trên bờ sông, kênh, rạch được quyền tham gia đầu tư xây dựng công trình theo đúng mục đích được quy định tại Điều 1 nêu trên, phù hợp với quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm, sử dụng đất bất hợp pháp, sử dụng đất không đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc những hành vi gây tác hại xấu, gây sạt lở bờ sông, kênh, rạch và làm ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của các công trình xây dựng trên bờ sông, kênh, rạch.
- Tôn trọng và bảo vệ hiện trạng tự nhiên của bờ sông, kênh, rạch.
2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trong hành lang trên bờ sông, kênh, rạch có các quyền lợi, trách nhiệm thực hiện quy định tại Chỉ thị số 30/2003/CT-UB ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố về giải quyết một số vấn đề nhà, đất trong khu vực có quy hoạch chi tiết.
3. Tùy điều kiện cụ thể từng khu vực, Ủy ban nhân dân quận-huyện xem xét cho các tổ chức, cá nhân thuê đất có thời hạn để sử dụng theo đúng mục đích trong phạm vi hành lang trên bờ sông, kênh, rạch nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị thành phố.
Đất lấn chiếm kênh rạch có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 75 Luật đất đai 2013, điều kiện được bồi thường về đất của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm là có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);
- Hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Đối với hộ gia đình lấn chiếm đất kênh rạch sau khi đã cắm mốc, hành lang bảo vệ
Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.”
Khi đó, nhà nước sẽ thu hồi đất phần đất và không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần đất lấn chiếm này. Như vậy, gia đình bạn sẽ không được bồi thường về đất đối với phần đất này.
Đối với hộ gia đình lấn chiếm đất kênh rạch trước khi công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ
Trường hợp không có tranh chấp với chủ sử dụng, quản lý đất khác thì được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với phần đất đó.
Trường hợp xác định được có tranh chấp và xác định được chủ sử dụng, quản lý của mảnh đất này bạn không được bồi thường với phần đất này mà thuộc về chủ sử dụng sau khi đã giải quyết xong tranh chấp.. Trường hợp này có thể bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lấn chiếm đất.
Người sử dụng đất lấn chiếm kênh rạch bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Khoản 1 điều 208 Luật đất đai 2013 quy định:
“Điều 208. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.”
Theo quy định của Luật đất đai thì hành vi sử dụng đất lấn chiếm sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt căn cứ theo khoản 2 điều 10 nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.”
Thẩm quyền xử phạt hành vi sử dụng đất lấn chiếm kênh rạch?
Khoản 1 điều 31 nghị định 102/2014/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Như vậy, UBND cấp xã có trách nhiệm xử lí vi phạm và mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lấn chiếm đất kênh rạch của hộ gia đình là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm
- Khi thu hồi đất bị lấn chiếm có phải bồi thường hay không?
- Quy định nghĩa vụ thuế khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Mẫu hợp đồng cho mượn đất theo quy định hiện hành năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: Đất lấn chiếm kênh rạch có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn vận dụng vào công việc và cuộc sống.
Để có thêm thông tin về những vấn đề liên quan đến đất đai như: mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đất mới nhất, tư vấn về Mức bồi thường thu hồi đất, giá đền bù đất, hồ sơ chuyển nhượng đất, dịch vụ lập thừa kế nhà đất, thủ tục khởi kiện khi tranh chấp đất đai hay tìm hiểu quy định pháp luật về thủ tục thu hồi đất và mức giá bồi thường khi bị thu hồi đất… của Luật sư 247, hãy liên hệ với chúng tôi.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 56 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, theo đó:
Đất trong hành lang an toàn công trình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai, trừ trường hợp đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất”.
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đáp ứng quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013.
Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác do ngân sách nhà nước đảm bảo, bao gồm ngân sách địa phương, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và được bổ sung từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Đối với các địa phương có cân đối ngân sách về Trung ương thì ngân sách địa phương tự cân đối thực hiện.
Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, tổng hợp kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước do các địa phương đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách.
Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
a) Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
b) Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;
c) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ;
d) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.