Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, muốn được luật sư hỗ trợ tư vấn. Cụ thể là tôi và nhà hàng xóm bên cạnh có miếng đất sát gần nhà, nay tôi và nhà đó có thoả thuận rằng tôi sẽ mua lại phần đất của nhà họ với giá 300.000.000 đồng. Nhưng tôi muốn tách riêng diện tích đất mua mới đó, diện tích khoảng 80m2 để tách thửa riêng ra để sau này tôi sẽ bán lại cho người khác. Tuy nhiên khi tôi thực hiện tách thửa như vậy thì phần đất sẽ không có lối đi, tôi thắc mắc không biết rằng theo quy định hiện nay khi đất không có đường đi có làm sổ đỏ được không? Tôi sẽ cần thực hiện thủ tục như thế nào để yêu cầu cấp sổ đỏ cho đất không đường đi? Mong được luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáo những thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là đất không có đường đi?
Có thể hiểu, đất không có đường đi là phần diện tích đất của người ở phía trong bị vây bọc xung quanh các bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng.
Đất không có đường đi cũng cũng có thể được xác định là những thửa đất khi tra cứu trên bản đồ địa chính không thể hiện đường đi vào.
Hiện nay, Luật đất đai 2013 không có một quy định cụ thể nào về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có đường đường đi.
Đất không có đường đi có làm sổ đỏ được không?
Để xác định thửa đất không có lối đi vào có được cấp sổ hồng hay không, chúng ta cần xem xét đến việc thửa đất đó có đủ điều kiện được cấp sổ hồng hay không và thửa đất đó có thuộc trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Cụ thể:
Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ thể đang sử dụng đất cần phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Luật đất đai 2013 như sau:
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013
- Chủ sở hữu đất không có đường đi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/07/2014
- Đất không có đường đi là là đất được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
- Chủ sở hữu đất không có đường đi được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
- Người sở hữu đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với mảnh đất không có đường đi đó
- Chủ sở hữu hữu đất không có đường đi đã mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất từ người khác
- Đất không có đường đi là đất được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Chủ sở hữu đất không có đường đi tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
- Đất không có đường đi đi đã được cấp giấy chứng nhận rồi nhưng người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước còn căn cứ vào việc thửa đất không có đường đi đó có thuộc trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể, Nhà nước không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp sau đây:
- Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
- Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
- Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
Như vậy, có thể khẳng định rằng pháp luật đất đai hiện nay không có quy định nào cho rằng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất không có đường đi.
Vì vậy trong trường hợp thực tế các cá nhân, tổ chức muốn được cấp sổ đỏ đối với thửa đất này thì cần phải xem xét xem mình có thuộc trường hợp pháp luật quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không thuộc trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có đường đi năm 2023
Chuẩn bị hồ sơ
Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có đường đi, cá nhân, tổ chức cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau đây:
- Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
- Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
- Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì ngoài giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản này phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
- Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
Ngoài các hồ sơ trên, trong một số trường hợp đặc biệt chủ sở hữu đất không có đường đi có thể phải chuẩn bị các giấy tờ khác theo yêu cầu, quy định khác có liên quan.
Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Sau khi hoàn tất hồ sơ, chủ sở hữu mảnh đất không có đường đi vào thực hiện nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mảnh đất không có lối đi vào.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ căn cứ vào hồ sơ địa chính sẽ căn cứ vào thẩm quyền của mình để thực hiện đo đạc, bổ sung vào bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chủ sở hữu
Trả kết quả
Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được quy định tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai là không quá 30 ngày làm việc.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục làm lại sổ đỏ khi diện tích thay đổi năm 2022
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở khi đang ở nước ngoài
- Nhà ở thuộc sở hữu chung là gì theo quy định?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Đất không có đường đi có làm sổ đỏ được không?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mức bồi thường thu hồi đất hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất xác định nội dung gồm:
+ Trang 1 thể hiện Quốc hiêu, quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ tài nguyên và môi trường;
+ Trang 2 thể hiện muc “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, gồm nhưng thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp giấy chứng nhận; số vảo sổ cấp giấy chứng nhận;
+ Trang 3 thể hiện mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục ” IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận “;
+ Trang 4 thể hiện tiếp nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận” nội dung lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận; mã vạch.
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định các điều kiện để được sang tên đất đai bao gồm:
– Có Sổ đỏ/Sổ hồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
– Đất không có tranh chấp tại thời điểm sang tên;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng.
Khi đáp ứng những điều kiện này đất không có đường đi sẽ có thể sang tên.
Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 về Quyền về lối đi qua thì chủ sở hữu mảnh đất không có lối đi vào có quyền được yêu cầu mở lối đi từ thửa đất ra đến đường công cộng.
Tuy nhiên lối đi được mở trên bất động sản liền kề phải được coi là thuận tiện và hợp lý nhất. Bên cạnh đó chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.