Đặt chốt cửa trong phòng vũ trường sẽ bị xử phạt hành chính

17/11/2021
Đặt chốt cửa trong phòng vũ trường
701
Views

Hiện nay, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cho việc thực hiện các thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai sinh… trở nên khó khăn hơn. Tới đây, tình hình dịch bệnh đã có phần tốt hơn trước, một số tỉnh đã bước đầu mở lại một số dịch vụ giải trí như karaoke, vũ trường… Đây là ngành dịch vụ có nguồn lợi nhuận lớn, tuy nhiên để được cấp phép kinh doanh lại không phải điều dễ dàng. Trong đó cần phải lưu ý đến những điều kiện nhỏ như việc đặt chốt cửa. Vậy đặt chốt cửa trong phòng vũ trường có bị phạt không? Luật sư 247 có nhận được câu hỏi như sau:

Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc như sau. Tôi có kinh doanh một phòng vũ trường. Trước đây khách đến sử dụng dịch vụ thường đến theo đoàn và có yêu cầu tôi phải đặt chốt cửa để họ có không gian riêng tư. Tôi định đợt dịch này tu sửa lại quán và đặt thêm chốt cửa. Nhưng anh trai tôi có nói làm chốt cửa thì bị phạt hành chính. Tôi không nắm rõ quy định về vấn đề này lắm. Mong luật sư giải đáp giùm.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường

Để được đăng ký kinh doanh dịch vụ vũ trường, bạn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
  • Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).
  • Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa từ 200 m trở lên.

Vậy để kinh doanh dịch vụ vũ trường, trước hết bạn cần phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh để tiến hành hoạt động kinh doanh. Điều này để Nhà nước dễ dàng quản lý và tiến hành việc nộp thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, còn phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự và phòng cháy nổ. Tiếp đó là các điều kiện đặc thủ như diện tích phòng, không được đặt phòng vũ trường quá gần bệnh viện hoặc trường học, và đặc biệt là không được đặt chốt cửa và các thiết bị báo động.

Tại sao không được đặt chốt cửa phòng vũ trường

Trước đây, các quy định về dịch vụ vũ trường được quy định chung trong Nghị định về các dịch vụ văn hóa công cộng. Nhưng thời điểm hiện tại, dịch vụ này đã được quy định tại một Nghị định riêng. Điều này được lí giải bởi việc xã hội ngày càng phát triển, một số quy định về hoạt động karaoke, vũ trường tại Nghị định số 103/2009/ NĐ-CP đã không còn phù hợp.

Trong đó, Nghị định 103 chưa có khái niệm về dịch vụ karaoke, vũ trường, tạo nên hiện tượng biến tướng lách luật; trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường đã có cải cách nhưng còn thiếu quy định về việc cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép. Đáng chú ý, khi phát hiện sai phạm, chưa có quy định về tạm dừng kinh doanh để khắc phục vi phạm và thu hồi giấy phép…

Bên cạnh đó, dịch vụ vũ trường là ngành nghề giải trí ảnh hưởng đến nhiều khía cảnh của đời sống, xã hội, và đặc biệt rất dễ bị biến tướng, lợi dụng. Một trong số đó phải kể đến việc dịch vụ vũ trường trở thành cách thức kinh doanh mại dâm trá hình. Việc quy định không đặt chốt cửa hiển nhiên được nhắm tới mục đích ngăn chặn việc kinh doanh mại dâm xảy ra. Nhưng cách thức này có thực sự hiệu quả hay không thì chưa thể biết rõ. Và rõ ràng là quy định như vậy cũng ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mời bạn đọc xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh vũ trường

Đặt chốt cửa phòng vũ trường bị phạt

Pháp luật đã quy định việc không được đặt chốt cửa phòng vũ trường là điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vũ trường. Và đương nhiên, doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện này sẽ bị xử phạt. Theo quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường không bảo đảm diện tích theo quy định;

b) Đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke, phòng vũ trường;

c) Đặt thiết bị báo động, trừ các thiết bị báo cháy nổ tại địa điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;

d) Không bảo đảm hình ảnh phù hợp với lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) hoặc với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam trong phòng hát karaoke;

đ) Không điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trong trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc thay đổi chủ sở hữu;

e) Kinh doanh dịch vụ vũ trường trong khoảng thời gian từ 02 giờ đến 8 giờ mỗi ngày;

g) Kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa dưới 200 mét.

Như vậy, mức xử phạt hành chính đối với hành vi đặt chốt cửa trong phòng vũ trường là từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Theo đó, mức xử phạt đối với cá nhân thông thường sẽ là mức trung bình của mức phạt quy định, tức là 17.500.000 đồng. Còn mức xử phạt tiền đối với tổ chức là gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân phải chấp hành, tức là 35.000.000 đồng.

Câu hỏi thường gặp

Đặt chốt cửa phòng vũ trường có bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ vũ trường không?

Câu trả lời là không. Theo quy định của pháp luật, việc đặt chốt cửa phòng vũ trường chỉ phải nộp phạt tiền vi phạm, không thuộc các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ vũ trường.

Đặt chốt cửa phòng vũ trường có bị tạm đình chỉ kinh doanh không?

Câu trả lời là không. Trường hợp đặt chốt cửa phòng vũ trường sẽ chỉ phạt chịu hình phạt xử phạt hành chính duy nhất là phạt tiền. Ngoài ra, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh sẽ không phải chịu bất cứ hình phạt bổ sung nào khác, bao gồm cả việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ vũ trường.

Đặt chốt cửa phòng vũ trường để kinh doanh mại dâm có bị xử lý hình sự không?

Câu trả lời là có. Việc đặt chốt cửa phòng vũ trường để kinh doanh mại dâm, không chỉ bị xử phạt hành chính, phạt tiền mà còn có thể bị xử lý hình sự theo Tội môi giới mại dâm, có thể bị đi tù lên đến 07 năm, ngoài ra còn có thể bị phạt lên tới 50.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Đặt chốt cửa trong phòng vũ trường. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận