Đào mộ lấy tài sản có thể bị xử lý hình sự không?

18/12/2021
Đào mộ lấy tài sản có thể bị xử lý hình sự không?
891
Views

Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc mong muốn được luật sư giải đáp. Người nhà tôi (cụ thể là em họ của tôi tên là M) bị bắt vì đã đào mộ của cụ nhà hàng xóm để xem có vàng để lại hay không. Ở địa phương chúng tôi có tục lệ là chôn tài sản của người đã khuất theo họ với quan niệm khi sang bên kia thế giới sẽ không gặp khó khăn. Hiện tại tôi đang chưa biết hành vi đào mộ để lấy tài sản của người đã khuất của em họ bị xử lý ra sao và sẽ bị phạt như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã liên hệ với chúng tôi, Luật sư 247 xin tư vấn thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Theo như những thông tin bạn chia sẻ, em M đào mộ lấy tài sản là xâm phạm đến mồ mả, thi thể, hài cốt của người đã khuất. Mặc người đã khuất không có ý thức; tuy nhiên hành vi xâm phạm đến thi thể, mồ mả, hài cốt gây ảnh hưởng đến an ninh trật tư, phong tục tập quán thờ cúng tổ tiền của người Việt Nam.

Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là gì?

Xâm phạm thi thể, mồ mả; hài cốt là hành vi của một người hoặc một nhóm người xâm phạm đến sự nguyên vẹn nơi an nghỉ của người đã mất như đào, đục khoét, phá… . Điều này là đi ngược lại với những quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Yếu tố cấu thành tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Giả sử em M có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự; thì em họ bạn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Nếu M mắc bệnh tâm thần dẫn đến mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; không có năng lực chịu TNHS; thuộc trường hợp loại trừ TNHS thì M sẽ không bị xử lý hình sự.

Khách thể của tội phạm

Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội xâm phạm đến trật tự; an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người đã chết; và thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán; truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội xâm phạm mồ mả bao gồm:

Đào, phá mồ mả là hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả; làm cho mồ mà không còn nguyên vẹn như trước.

Hành vi đào, phá mồ mả, đào mộ lấy tài sản được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau; và với những động cơ, mục đích khác nhau như: để lấy những đồ vật quý hiếm mà thân nhân người quá cố cho vào quan tài chôn cùng với người quá cố; để trả thù thân nhân người quá cố; để che giấu hành vi phạm tội…

Chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ.

Hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thường đi kèm với hành vi đào; phá mồ mả (đào phá mồ mả để chiếm đoạt những đồ vật để trong quan tài); nhưng cũng có trường hợp người phạm tội không đào, phá mồ mả; nhưng vẫn chiếm đoạt được những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ như: lợi dụng việc đổi mộ (bốc hài cốt) đã chiếm đoạt đồ trang sức chôn theo người chết; lấy các đồ vật có giá trị để trên mộ (bát hương, lọ hoa, di ảnh…).

Các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

Ngoài hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ; trên mộ thì các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả; hài cốt cũng được coi là hành vi phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

Như câu hỏi bạn đặt ra cho chúng tôi, bạn đã cho rằng em họ bạn đào thi mộ của nhà hàng xóm. Vì vậy chúng tôi coi rằng hành vi này là xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

Mặt chủ quan tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Hình phạt áp dụng với tội xâm phạm thi thể,mồ mả, hài cốt

Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) bao gồm 02 khung hình phạt, cụ thể như sau:

Khung hình phạt ở Khoản 1: Người có hành vi đào, phá mồ mả; chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ; trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm đến thi thể, mồ mả; hài cốt thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung hình phạt ở Khoản 2: Khoản 2 là quy định cấu thành tội phạm tăng nặng của tội này; theo đó ngoài những hành vi ở Khoản 1 Điều này; người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
  • Vì động cơ đê hèn;
  • Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

Xử lý xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt bằng biện pháp dân sự

Bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi xâm phạm mồ mả sẽ phải bồi thường về dân sự cho gia đình bạn về chi phí khắc phục thiệt hại; thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm gồm những khoản như: chi phí mua vật liệu xây dựng; chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng; thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra… theo quy định tại Điều 607 Bộ luật dân sự 2015.

Giải quyết tình huống

Như đã trình bày ở trên, M có thể phải chịu hình phạt tù cao nhất là 7 năm vì hành vi đào mộ lấy tài sản; nếu thuộc một trung các trường hợp tại khoản 2 Điều 319.

Việc em họ bạn phải chịu mức án bao nhiêu năm tù; trên thực tế còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố về tình tiết tăng nặng; tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm nên trước khi ra quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội; thẩm phán phải cân nhắc rất nhiều yếu tố để ra bản án. Vì thế với những thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi không đủ căn cứ để đưa ra mức hình phạt cụ thể đối với em họ của bạn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ các dịch vụ pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Thi thể là gì?

Thi thể là xác của cá nhân khi chết. Về mặt sinh học, thì thi thể là toàn bộ phần thân xác của một người kể từ thời điểm người đó chết – cái chết sinh học. Đó là khi toàn thể các yếu tố tự nhiên cấu thành thực thể đó đã không còn khả năng trao đổi chất về mặt sinh học dưới bất kỳ hình thức nào

Người được bồi thường, bù đắp tổn thất tinh thần là ai?

Là những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Khoản tiền này chỉ những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng, nếu không có những người thừa kế tại hàng này, thì người xâm phạm thi thể không phải bồi thường khoản tiền này không thể chuyển cho người thừa kế tại hàng sau. Như vậy, khoản bù đắp về tinh thần này không phải là di sản thừa kế.

Người xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt phải bồi thường như thế nào?

Người có hành vi trái pháp luật xâm phạm thi thể phải bồi thường khoản chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời. Người gây thiệt hại do xâm phạm thi thể có lỗi cố ý, thì không được giảm mức bồi thường. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể theo trách nhiệm liên đới, trong trường hợp nhiều người cùng gây ra, theo quy định tại Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015. Người phải bồi thường có thể là cá nhân, hoặc pháp nhân (trong trường hợp do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân giao), có thể là người sử dụng lao động làm công, học nghề có hành vi xâm phạm thi thể.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.