Đào được cổ vật có phải giao nộp cho chính quyền không?

16/03/2022
Đào được cổ vật có phải giao nộp cho chính quyền không?
879
Views

Thưa luật sư, tôi có thắc mắc mong luật sư giải đáp. Hiện tại tôi đang sửa nhà. Trong quá trình đào móng nhà, tôi có phát hiện ra một số chén đĩa sứ có hoa văn đẹp, chỉ có bốn cái nguyên vẹn, còn lại đã sứt. Tôi đã đem cho một người quen giám định và chắc chắn đó là cổ vật. Khi biết cán bộ xã có đến nhà tôi nói rằng đó là tài sản của nhà nước, tôi phải đem trả lại. Xin luật sư cho biết pháp luật có bắt tôi phải trả lại số cổ vật đó không? Tôi có được quyền giữ chúng hay bán đi không? Cảm ơn luật sư.

Đào được cổ vật Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Đào được cổ vật có phải giao nộp cho chính quyền không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Cổ vật là gì?

Cổ vật là đồ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được chế tạo từ rất lâu về trước.

Thông thường, vật cổ có niên đại sản xuất càng lâu năm càng quý hiếm, nhất là đối với những vật là duy nhất không có cái thứ hai (vật độc nhất). Đây được coi là di sản văn hóa của quốc gia do đó việc sử dụng, quản lý và giao dịch đối đồ vật này phải tuân theo quy định chặt chẽ của pháp luật.

Việc định đoạt các tài sản là cổ vật như: bán, tặng, đổi… phải tuân theo các quy định của pháp luật. Chủ sở hữu cổ vật bị hạn chế quyền định đoạt: khi chủ sở hữu cổ vật đem bán cổ vật thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua, trong trường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua đối với một tài sản nhất định thì khi bán tài sản, chủ sở hữu cổ vật đó phải dành quyền ưu tiên mua cho tổ chức, cá nhân đó. Người tìm thấy cổ vật phải giao lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và họ được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Nếu không thực hiện đúng theo quy định pháp luật đối với việc quản lý, sử dụng và giao dịch cổ vật thì người có trách nhiệm có thể bị xử lý do vi phạm pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của cá nhân tổ chức đối với di sản văn hóa

Theo quy định của Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009), quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa được chia làm 3 nhóm theo từng loại chủ thể khác nhau. Cụ thể như sau:

Điều 14, 15, 16 Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với di sản văn hóa

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nói chung đối với di sản văn hóa

Điều 14:

Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa

Điều 15

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện các quy định tại Điều 14 của Luật này;

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất;

3. Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa

Điều 16

Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;

2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá;

3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại;

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đào được cổ vật có phải giao nộp cho chính quyền không?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu quy định tại khoản 2 điều 228:

– Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

– Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

– Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.

Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.

Theo đó, trường hợp anh đào được cổ vật thì phải có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất. Sau đó 1 năm nếu đã có thông báo công khai mà không có người nhận thì gia đình anh sẽ được xác định là chủ sở hữu tài sản. Khi đó anh mới có quyền được mua bán trao đổi cổ vật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đào được cổ vật có phải giao nộp cho chính quyền không?” Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chiếm hữu ngay tình là gì?

Trong bộ luật dân sự 2015 có quy định về khái niệm chiếm hữu ngay tình tại điều 180 như sau:
“Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
Theo đó, chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, bao gồm chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.

Điều kiện của tổ chức hoạt động mua bán cổ vật là gì?

Theo Điều 25 Nghị định 98/2010 /NĐ-CP (sửa đổi bổ sung 142/2018/NĐ-CP):
1. Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
c) Có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.