Đánh tráo sổ đỏ đem bán bị xử lý như nào?

24/11/2021
Đánh tráo sổ đỏ đem bán bị xử lý như nào?
474
Views

Ngày 23/11/2021; Lưu Hoàng Hải, 49 tuổi, cùng đồng phạm gặp nhiều chủ đất vờ mua rồi đánh tráo ít nhất 6 sổ đỏ đem đi cầm, bán lấy 15 tỷ đồng. Vậy hành vi đánh tráo sổ đỏ đem bán bị xử lý như nào theo quy định?

Tóm tắt vụ việc: Hải và đồng phạm lên mạng hoặc qua môi giới; lấy số điện thoại của những người đang muốn bán nhà đất ở Cần Thơ; sau đó vờ hỏi mua; yêu cầu chủ đất cung cấp bản photo sổ đỏ rồi mang đi làm giả. Tiếp đó; nhóm này lấy tên giả; hẹn gặp chủ đất. Khi gặp mặt; lợi dụng lúc mất cảnh giác; chúng đánh tráo sổ đỏ rồi từ chối mua, rút lui. Hải sau đó thuê người đóng giả chủ nhà đất trên sổ đỏ; đem giấy tờ đi cầm cố; chiếm đoạt tiền. Nhiều gia chủ khi phát hiện ra thì tài sản đã bị chuyển qua nhiều người khác. Nhóm này đã đánh tráo 6 sổ đỏ tại Cần Thơ với trị giá khoảng 80 tỷ đồng; trong đó đã chuyển nhượng, cầm cố 4 sổ chiếm đoạt hơn 15 tỷ đồng. Ngoài ra; còn đánh tráo; làm giả nhiều sổ đỏ của người dân ở các tỉnh Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng… lừa bán lấy tiền chia nhau.

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Đánh tráo sổ đỏ đem bán bị xử lý như nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)

Nội dung tư vấn

Đánh tráo sổ đỏ đem bán cấu thành tội gì

Hành vi đánh tráo sổ đỏ đem bán là 1 hành vi làm cho các nạn nhân tin rằng mình muốn mua nhà đất; sau đó lợi dụng để tráo đổi sổ đỏ và đem bán; cầm cố chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng. Hành vi này đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những hành vi vi phạm pháp luật; xâm phạm trực tiếp đến quyền về tài sản của người bị thiệt hại. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng phát triển và có những thủ đoạn lừa đảo tinh vi; nguy hiểm gây khó khăn cho quá trình phát hiện và xử lý.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kì “người nào” như quy định tại Điều luật; là chủ thể thường; có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi mà pháp luật hình sự quy định.

Khách thể

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác; nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân; mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Mặt chủ quan

Người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Tội này không thể diễn ra dưới hình thức lỗi vô ý.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.

Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể; nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi người bị hại giao tài sản cho người phạm tội; thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản; thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt

Đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn như ôtô; xe máy; máy tính xách tay; đồng hồ đắt tiền hoặc tài sản khác có giá trị hàng chục triệu đồng trở lên; thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên; là phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Đánh tráo sổ đỏ đem bán bị xử lý như nào

Hành vi đánh tráo sổ đỏ rồi đem bán cấu thành tội lừa đảm chiếm đoạt tài sản; cho nên sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự; gồm có 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung; cụ thể như sau:

Khung 1

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; đối với các trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp sau:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung 2

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; đối với các trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Khung 3

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; đối với các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân; đối với trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nguyên tắc giải quyết vụ đồng phạm

Nguyên tắc những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm; trên cơ sở hành vi tham gia thực hiện của mỗi người.

Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố; xét xử về cùng một tội danh; theo cùng một điều luật; trong phạm vi những chế tài điều luật đó quy định. Những nguyên tắc chung về truy cứu trách nhiệm hình sự; về quyết định hình phạt; về thời hiệu mà luật định đối với loại tội phạm do đồng phạm thực hiện được áp dụng cho tất cả những người đồng phạm. 

Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về cùng thực hiện vụ đồng phạm.

Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác. Việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này; không loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác. Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người đồng phạm này; không loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác.

Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. 

Tuy cùng tội nhưng tính chất và mức độ tham gia; tính chất và mức độ nguy hiểm có sự khác nhau. Do vậy; trách nhiệm hình sự của mỗi người phải được xác định khác nhau. Pháp luật hình sự xác định chính sách hình phạt của nhà nước ta là “Nghiêm trị kết hợp khoan hồng”.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; đối với hành vi đánh tráo sổ đỏ rồi đem bán; chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng; sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó; sẽ bị áp dụng khung hình phạt thứ tư; tù giam từ 12-20 năm; có thể bị phạt từ chung thân. Ngoài ra; còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung. Đối với nhóm đồng phạm thì thực hiện hành vi phạm tội việc áp dụng hình phạt sẽ thực hiện theo những nguyên tắc phân tích ở trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đánh tráo sổ đỏ đem bán bị xử lý như nào?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đồng phạm là gì?

Đồng phạm là trường hợp có 2 người trở lên đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm.

Đặc xá là gì?

“Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.” (theo Luật đặc xá năm 2018).

Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, để cho họ nhầm tưởng và tự nguyện giao tài sản của mình. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm (trên cơ sở hợp đồng và sự tin tưởng nhân thân) của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận