Đánh người bất tỉnh bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?

03/11/2021
Đánh người bất tỉnh bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
801
Views

Hành vi đánh người bất tỉnh là một hành vi nguy hiểm, gây mất trật tự an ninh trong xã hội. Đối với các đối tượng thực hiện hành vi này, pháp luật đã có các chế tài để xử lý thích đáng và nghiêm minh. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc có liên quan và đang nhận được sự quan tâm của dư luận gần đây.

Tóm tắt vụ việc:

Khánh và Hoàng bị khởi tố hành vi gây rối trật tự công cộng sau khi chặn đánh một nam sinh lớp 12 ở cổng trường, đạp ngã gây bất tỉnh.

Ngày 2/11, Công an huyện Quảng Trạch khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Phan Quốc Khánh (19 tuổi) và Phan Hoài Giang Hoàng (17 tuổi, cùng trú xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch). Nhà chức trách đang củng cố chứng cứ để xem xét khởi tố thêm tội danh Cố ý gây thương tích với hai thanh niên này.

Tại cơ quan điều tra, hai nghi phạm khai lúc 11h15 ngày 29/10, đứng chờ một nam sinh lớp 12A2 trước cổng trưởng THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm để chặn đánh.

Họ lao vào đánh đấm, đạp nam sinh vào xuống vũng nước bên đường khiến nạn nhân bất tỉnh, phải nhập viện cấp cứu. Sự việc được nhiều học sinh chứng kiến, quay lại video và đăng lên mạng xã hội.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Trước khi trả lời cho câu hỏi đánh người bất tỉnh bị xử phạt bao nhiêu năm tù thì ta cùng tìm hiểu các nội dung dưới đây.

Cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể; gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.

Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác); hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác). Do đó cần phải phân biệt với Tội cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động mạnh.

Cấu thành tội cố ý gây thương tích

Mặt khách thể

Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người.

Mặt khách quan

Mặt khách quan là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trái pháp luật

– Trường hợp cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu thuộc ít nhất một trong các trường hợp:

+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người (VD dùng dao nhọn)

+ Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân để lại trạng thái thất thường; không thể chữa trị được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11 % khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ của nạn nhân…

+ Phạm tội nhiều lần đối với cùng 1 người hoặc đối với nhiều người

– Hậu quả gây thương; hoặc tổn hại sức khỏe của người khác ở mức mà điều luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Mặt chủ quan

Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp

Mặt chủ thể

Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1, 2 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3, 4, điều 104 Bộ luật hình sự.

Đánh người bất tỉnh bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Xử phạt hành chính hành vi đánh người bất tỉnh

Mức xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào Nghị định số 167/2013/NĐ-CP:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích; trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật; nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan; tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe; trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;…

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật; phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ; phương tiện khác thường dùng trong lao động; sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng; cố ý gây thương tích cho người khác;

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng; mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;…

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đánh người bất tỉnh

Khung 1 hành vi đánh người bất tỉnh

Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài mức phạt trên; các khung hình phạt tăng nặng khác với Tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134.

Khung 2 hành vi đánh người bất tỉnh

Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Khung 3 hành vi đánh người bất tỉnh

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: – Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạn vùng mặt) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;…

Khung 4 hành vi đánh người bất tỉnh

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm. Nặng nhất từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động có bị xử phạt không?
17 tuổi đánh người có bị đi tù về tội cố ý gây thương tích hay không?
Vụ đánh ghen náo loạn Hồ Tây – Liệu có cố ý gây thương tích

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Đánh người bất tỉnh bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

17 tuổi đánh người có bị đi tù về tội cố ý gây thương tích hay không?

Căn cứ vào các quy định của bộ luật hình sự; người 17 tuổi đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và hành vi của họ có thể bị truy cứu về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên; việc khởi tố vụ án chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của bị hại (người bị người 17 tuổi đánh).

Người đủ 16 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích?

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Như vậy, nguời từ đủ 16 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thực hiện trong trường hợp nào?

Tội phạm quy định tại Điều 136 BLHS 2015 được thực hiện trong trường hợp vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức các nhân hoặc lợi ích của chính mình mà thực hiện hành vi chống trả trên mức cần thiết không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận