Đánh bạc bao nhiêu thì bị đi tù?

07/04/2022
Đánh bạc bao nhiêu thì bị đi tù?
687
Views

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đánh bạc là hành vi vi phạm pháp luật, người thực hiện này tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự với mức phạt tối đa lên đến 7 năm tù. Vậy cụ thể đánh bạc bao nhiêu thì bị đi tù? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Đánh bạc bao nhiêu thì bị đi tù?

Người tham gia đánh bạc sẽ bị đi tù nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Cụ thể, Điều 321 Bộ luật Hình sự quy định về Tội đánh bạc như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

2 trường hợp đánh bạc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định trên, người tham gia đánh bạc trái phép chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong 02 trường hợp:

– Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền/hiện vật trị giá từ 05 triệu đồng trở lên;

– Đánh bạc trái phép bằng tiền/hiện vật trị giá dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị xử lý hình sự về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc mà chưa được xóa án tích.

Như vậy, không chỉ phụ thuộc vào số tiền dùng để đánh bạc, kể cả tham gia đánh bạc với số tiền nhỏ, người chơi vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã từng bị xử phạt về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc.

Cách xác định tài sản tham gia đánh bạc

Về việc xác định tài sản tham gia đánh bạc, tại Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP từng quy định, tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc bao gồm:

– Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

– Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc;

– Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.

Nếu nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật  đánh bạc với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc.

Hiện nay, Nghị quyết 01 đã hết hiệu lực và chưa có văn bản nào hướng dẫn thay thế.

Đánh bạc nhưng dưới mức xử lý hình sự bị phạt thế nào?

Đánh bạc nhưng dưới mức xử lý hình sự bị phạt thế nào?
Đánh bạc nhưng dưới mức xử lý hình sự bị phạt thế nào?

Nếu chưa đến mức xử lý hình sự, người tham gia đánh bạc vãn sẽ bị xử lý, tuy nhiên ở mức nhẹ hơn. Cụ thể, Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính với các hành vi đánh bạc trái phép như sau:

–  Phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

–  Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi:

+ Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

+ Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

+ Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

Bị bắt tại chiếu bạc nhưng chỉ ngồi xem, có bị xử lý?

Căn cứ vào các quy định đã nêu, người không trực tiếp tham gia đánh bạc mà chỉ ở cạnh xem thì sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, khi bị cơ quan công an bắt giữ, người xem đánh bạc phải chứng minh được việc mình có mặt tại đây chỉ là xem chứ không tham gia chơi.

Thực tế, việc chứng minh này không hề dễ dàng. Vì thế, tuyệt đối không nên đến các sới bạc, dù chỉ ngồi xem do tò mò hay thích thú.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đánh bạc bao nhiêu thì bị đi tù?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đánh bạc trái phép là gì?

Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP giải thích, đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Trên thực tế, hành vi đánh bạc trái phép được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh bài tây, chơi tổ tôm, xóc đĩa, chơi lô, đề, cá độ bóng đá, chọi gà, cá độ đua ngựa, đua xe,…

Tại sao pháp luật cấm đánh bạc?

Theo quy định nêu trên, pháp luật nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào. Giải thích cho điều này là bởi đánh bạc là một tệ nạn xã hội phức tạp, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, gia đình và hoạt động bình thường của xã hội; là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác.

Gá bạc là gì?

Gá bạc là dùng địa điểm như nhà ở, cửa hàng, khách sạn, phòng trọ, tàu, xe, thuyền, bè…đang do mình quản lý sử dụng để cho người khác đánh bạc thu tiền (tiền hồ). Gá bạc là hành vi giúp sức đánh bạc, thể hiện ở việc tạo điều kiện về địa điểm cho người có hành vi đánh bạc nhưng có thêm dấu hiệu riêng là mục đích trục lợi.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.