Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử phạt như thế nào?

19/09/2022
Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử phạt như thế nào
437
Views

Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, của nhân dân lao động và của dân tộc Việc Nam. Vì thế mà người đảng viên luôn phải luôn phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và phẩm chất chính trị. Tuy nhiên vẫn còn một số người đi lệch với quy định trên, ví dụ như vấn đề vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử phạt. Vậy Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về bảo vệ chế độn hôn nhân một vợ một chồng

Căn cứ theo Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.”

Đề nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân nhà nước đã chỉ ra các hành vi bị cấm nhằm bảo đảm khi hai người trong mối quan hệ hôn nhân không vi phạm và nếu vi phạm sẽ bị xử lý bởi pháp luật. Bên cạnh đó, thì còn nhiều khó khăn trong vấn đề xử phạt đối với hành vi không tuân thủ nguyên tắc một vợ, một chồng vì phải chứng minh được người có lỗi chung sống với người khác như vợ chồng.

Các hành vi xâm phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng

Vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng được hiểu là hành vi trái pháp luật; hay thường gọi là hành vi ngoại tình. Bởi chế độ hôn nhân một vợ một chồng được pháp luật bảo vệ. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các hành vi cơ bản vi phạm chế độ một vợ một chồng:

  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác.
  • Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.

Trong trường hợp có hai chủ thể là người đang có vợ/chồng; tức là người đang có một quan hệ hôn nhận hợp pháp. Người khác ở đây có thể hiểu là người khác giới. Họ có thể đã có chồng/vợ hoặc chưa có chồng/vợ. Cho dù chủ thể khác là ai; thì khi kết hôn với người đang có vợ/chồng đều bị coi là vi phạm quy định về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn của người đang có vợ/chồng với người khác; mặc dù có đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc kết hôn của họ bị coi là trái pháp luật.

Người đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ nhân thân và tài sản với vợ hợp pháp. Đồng thời, việc sống chung như vợ chồng là một hành vi vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục của nước ta. Hành vi không chỉ vi phạm pháp luật; mà còn trái đạo đức bị xã hội lên án.

Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử phạt như thế nào?
Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử phạt như thế nào?

Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

– Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

+ Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Bên cạnh đó, bạn có đề cập việc chồng bạn là Đảng viên thì tại Khoản 3 Điều 24 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có quy định kỷ luật bằng hình thức khai trừ đối với đảng viên:

– Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

– Ép buộc vợ (hoặc chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

==> Như vậy đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân của chồng bạn thì bạn có thể tố cáo và chồng bạn phải chịu trách nhiệm hình sự đồng thời bản thân chồng bạn là đảng viên nhưng có hành vi như thế có thể bị khai trừ ra khỏi đảng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử phạt như thế nào”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đổi tên giấy khai sinh, căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,…  của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa của nguyên tắc một vợ, một chồng

+) Nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tư tưởng tiến bộ, xu thế tiến bộ chung của toàn xã hội trong việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình bền vững, hạnh phúc, đảm bảo quyền lợi ích của cả vợ-chồng trong quan hệ hôn nhân.
+) Góp phần xóa bỏ hoàn toàn chế độ đa thê đã tồn tại lâu trong xã hội phong kiến trước đây
+) Cơ sở duy trì tình yêu, bảo đảm sự bền vững, hạnh phúc của gia đình.
+) Góp phần xóa bỏ các tệ nạn xã hội như tệ ngoại tình, nạn mại dâm, đảm bảo trật tự trị an xã hội, góp phần giữ vững trật tự trị an của xã hội. Việc tuân thủ nguyên tắc này đem lại sự lành mạnh trong đời sống xã hội, gia đình, tránh được các nguy cơ do hành vi bạo lực, những nguy cơ xảy ra cho các bên vợ-chồng hoặc người thứ ba khi có vi phạm.
+) Cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về nhân thân và tài sản liên quan đến lợi ích chính đáng của bên chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Sống chung như vợ chồng được hiểu là như thế nào?

Mặc dù không có giấy đăng ký kết hôn, không công khai mối quan hệ. Các bên đều biết người kia hoặc bản thân mình đã có vợ/chồng hợp pháp. Tuy nhiên vẫn cùng sinh sống và sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm, xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung

Cán bộ, công chức vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng dẫn đến có con ngoài giá thú thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Luật Cán bộ công chức 2008 quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân như sau:
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, cán bộ công chức có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng tùy mức độ, hậu quả gây ra thì có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.