Xin chào Luật sư 247. Chồng tôi là Đảng viên và hiện tại đang có nhu cầu mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài để thuận tiện giao dịch hơn. Tôi có thắc mắc rằng Đảng viên mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài có cần phải báo cáo không? Nếu có, hồ sơ cần chuẩn bị gồm những giấy tờ gì? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đảng viên mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài có cần phải báo cáo không?
Căn cứ tại Điều 9 Hướng dẫn 02-HD/UBKTTW năm 2021 có quy định vấn đề mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài đối với Đảng viên như sau:
Đảng viên không được:
1. Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không đúng, không đầy đủ, không cụ thể, không rõ ràng; che giấu, tẩy xóa, thêm bớt, thay đổi tài liệu, thông tin trong hồ sơ, hoặc kê khai không đúng quy định về nội dung, thời gian, thời điểm, người và nơi quản lý hoặc thủ tục xác nhận.
2. Kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định của pháp luật về số lượng, chủng loại, giá trị và biến động của tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc thu nhập, tài sản tăng thêm không đúng, không đầy đủ.
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc kê khai, công khai, kiểm soát tài sản, thu nhập không đúng quy định về nội dung, thời gian; tổng hợp báo cáo kết quả về xác minh tài sản, thu nhập không chính xác, không đúng thời hạn theo quy định, yêu cầu của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
3. Sử dụng hoặc có hành vi bao che, giúp đỡ cho người khác kê khai, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp để dự thi tuyển, xét tuyển, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, thi/xét nâng ngạch, thi/xét nâng hạng chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, bầu cử vào các vị trí, chức danh cao hơn, phong tặng hoặc công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước.
4. Nhập quốc tịch nước ngoài, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài không báo cáo, kê khai với tổ chức đảng quản lý trực tiếp, không đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành, khi Đảng viên mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài thì cần phải báo cáo, kê khai với tổ chức đảng quản lý đảng trực tiếp. Nếu không báo cáo, kê khai thì sẽ vi phạm những điều đảng viên không được làm và tuỳ theo mức độ sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo quy định
Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN có quy định về hồ sơ mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
1. Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
b) Các giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu); thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài), trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài mở tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư này;
c) Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật (sau đây gọi chung là người đại diện theo pháp luật của cá nhân) thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm:
– Trường hợp người đại diện theo pháp luật là cá nhân: giấy tờ tuỳ thân của người đại diện theo pháp luật của cá nhân và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán;
– Trường hợp người đại diện theo pháp luật là pháp nhân: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật; các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của pháp nhân đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán; giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó.
Do đó, theo quy định trên, ngoài những giấy tờ tối thiểu trên thì mỗi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản cụ thể hơn. Vì vậy, bạn có thể đến ngân hàng mà mình dự định mở tài khoản để được hướng dẫn chi tiết hơn về việc chuẩn bị hồ sơ, trình tự mở tài khoản.
Đảng viên có được định cư ở nước ngoài không?
Định nghĩa về người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nêu tại khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 như sau:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài
Theo quy định, có thể thấy, định cư ở nước ngoài không đồng nghĩa với nhập quốc tịch nước ngoài. Nhiều trường hợp, định cư ở nước ngoài nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam.
Trong khi đó, một trong những điều cấm Đảng viên thực hiện được nêu tại Điều 9 Quy định 37-QĐ/TW là:
Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định.
Để hướng dẫn cụ thể điều cấm này với Đảng viên, Uỷ ban kiểm tra Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu cụ thể tại khoản 4 Điều 9 Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW như sau:
Đảng viên không được
[…]
Nhập quốc tịch nước ngoài, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài không báo cáo, kê khai với tổ chức đảng quản lý trực tiếp, không đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Hướng dẫn 12 năm 2022, Đảng viên có thể chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài trong các trường hợp đi học, đi xuất khẩu lao động ở ngoài nước…
Do đó, thời gian ra nước ngoài trong các trường hợp nêu trên thường ngắn, có thời hạn cụ thể, rõ ràng thì mới được chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài sinh hoạt.
Ngoài ra, theo điểm 2, Điều 2, Quy định số 127-QĐ/TW ngày 03/11/2004 của Ban Bí thư về việc đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài (theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam):
Đảng viên theo vợ hoặc chồng (là người nước ngoài) ra nước ngoài định cư lâu dài thì tự nguyện làm đơn xin ra khỏi Đảng. Trường hợp đảng viên chưa nhập quốc tịch nước ngoài và không làm đơn xin ra khỏi Đảng thì tổ chức đảng xem xét việc xóa tên trong danh sách đảng viên; trường hợp đảng viên đã nhập quốc tịch nước ngoài (kể cả trường hợp còn giữ quốc tịch Việt Nam) thì tổ chức đảng làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên (trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quyết định)
Theo quy định trên, khi Đảng viên ra nước ngoài định cư theo vợ, chồng là người nước ngoài thì làm đơn xin ra khỏi Đảng. Nếu không làm đơn cũng chưa nhập quốc tịch thì sẽ bị xem xét xoá tên trong danh sách Đảng viên.
Căn cứ những quy định pháp luật nêu trên, Đảng viên sẽ không được nhập quốc tịch nước ngoài cũng như chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài và mở tài sản cũng như mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định. Cùng với đó, nếu theo vợ hoặc chồng là người nước ngoài ra nước ngoài định cư thì sẽ bị xoá tên trong danh sách Đảng.
Và chỉ trường hợp ra nước ngoài để học tập, làm việc… trong thời gian ngắn, cố định… thì có thể thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài để sinh hoạt trong khoảng thời gian không có mặt tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn ghi phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
- Đảng viên dự bị có phải đóng đảng phí hay không?
- Mức đóng đảng phí của Đảng viên là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đảng viên mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài có cần phải báo cáo không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đối với tổ chức Đảng các hình thức kỷ luật gồm có khiển trách, cảnh cáo, giải tán. Đối với Đảng viên chính thức, các hình thức kỷ luật gồm có khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đối với Đảng viên dự bị, các hình thức kỷ luật gồm có khiển trách, cảnh cáo
Theo Điều 2 của Điều lệ Đảng Cộng sản thì Đảng viên có nhiệm vụ: Trung thành tuyệt đối với mục đích lý tưởng của Đảng, chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và phải phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.