Đảng viên dự bị không có quyền gì theo quy định năm 2022? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đảng viên dự bị không có quyền gì?
Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Theo Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian đó, chi bộ tiếp tục giáo dục và phân công Đảng viên chính thức giúp đỡ Đảng viên dự bị này tiến bộ.
Khi hết thời kỳ dự bị, Đảng viên dự bị đủ điều kiện thì được công nhận là Đảng viên chính thức. Khi đó, người này sẽ có đầy đủ quyền, nghĩa vụ của Đảng viên chính thức.
Đảng viên dự bị không có quyền hạn gì?
Theo Điều 3 Điều lệ Đảng, Đảng viên có các quyền sau đây:
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Căn cứ quy định này, Đảng viên dự bị sẽ có đầy đủ các quyền của Đảng viên chính thức nêu trên nhưng không có quyền biểu quyết.
Theo đó, Đảng viên dự bị không có quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Đồng thời, Điều 15 Quyết định 244-QĐ/TW về việc ban hành quy chế bầu cử trong Đảng quy định chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và Đảng viên chính thức của đại hội Đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên.
Đặc biệt, khoản 2 Điều 15 quy định này cũng khẳng định: “Ở đại hội Đảng viên, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.”
Theo đó, Đảng viên dự bị không có quyền bầu cử. Tuy nhiên, ở đại hội Đảng viên, Đảng viên chính thức, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị đều có quyền đề cử Đảng viên chính thức của Đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên hoặc để được
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đảng viên dự bị không có quyền gì theo quy định năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, thành lập công ty hợp danh, Xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
- Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc tự kiểm điểm Đảng viên sẽ dựa trên những nguyên tắc như sau:
– Theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
– Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, đoàn kết, trung thực, khách quan, toàn diện, công bằng, công khai, đúng thẩm quyền.
– Bảo đảm thống nhất, đồng bộ liên thông trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
– Lấy đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị làm gốc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo trong đánh giá, xếp loại hàng năm.
– Gắn trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm tập thể.
Ở đại hội Đảng viên, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.