Đảng viên có được làm mẹ đơn thân không?

18/09/2022
Đảng viên có được làm mẹ đơn thân không?
571
Views

Xin chào Luật sư 247. Hiện em đang độc thân, không muốn kết hôn nhưng mong muốn có con. Luật sư cho em hỏi rằng đảng viên có được làm mẹ đơn thân không? Trong trường hợp, Đảng viên đã có 02 con đẻ có được nhận con nuôi không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Đảng viên có được làm mẹ đơn thân không?

Theo Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì không có Điều, Khoản nào quy định về việc xử lý Đảng viên sinh con khi chưa kết hôn. Do đó, khi là Đảng viên nếu có con với người độc thân (chưa đăng ký kết hôn) hoặc có con nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo thì sẽ không bị xử lý kỷ luật Đảng.

Tuy nhiên, nếu Đảng viên có con với người đã có vợ thì theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 24 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.

Đồng thời, còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

Đảng viên có được làm mẹ đơn thân không?
Đảng viên có được làm mẹ đơn thân không?

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Đảng viên đã có 02 con đẻ có được nhận con nuôi không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 thì người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

Tuy nhiên, khi vợ chồng là Đảng viên nên cần phải tuân theo các quy định của Đảng. Cụ thể:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì trường hợp Đảng viên vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ ba) sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; trường hợp Đảng viên có hành vi gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định thì sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng bằng hình thức khai trừ.

Trường hợp Đảng viên đã có 02 con đẻ, và nhận thêm 01 người con nuôi thì không bị xem là vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình bởi đứa trẻ này không phải do vợ chồng Đảng viên sinh ra. Do đó, không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật Đảng nêu trên. Như vậy, chỉ cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 và không vi phạm quy định tại Điều 27 Quy định 102 thì vợ chồng Đảng viên có thể nhận nuôi con nuôi mà không bị xử lý kỷ luật Đảng.

Trường hợp sinh con thứ ba không bị kỷ luật Đảng

Dù đã có quy định rõ ràng về các hình thức xử lý kỷ luật Đảng khi sinh con thứ ba trở lên nhưng không phải trường hợp nào cũng bị áp dụng các biện pháp lỷ luật trên. Pháp luật đã khá mềm dẻo, linh hoạt khi áp dụng quy định vào thực tế. Theo đó, trong một số trường hợp việc sinh con thứ ba sẽ không bị kỷ luật Đảng (Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018):

– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên);

– Cặp vợ chồng sinh con thứ 3, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc dân tộc có nguy cơ suy giảm dân số;

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;

– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;

– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo;

– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đảng viên có được làm mẹ đơn thân không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến việc công chứng, công chứng ủy quyền tại nhà, thủ tục thành lập công ty, dịch vụ Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con ở đâu?

Theo quy định pháp luật hiện hành, mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ đang cư trú.

Mẹ đơn thân làm Giấy khai sinh cho con thế nào?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ.
Phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Thời gian mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con là khi nào?

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em (khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.