Theo quy định phải đăng ký kinh doanh ở cơ quan nào?

12/07/2022
Theo quy định phải đăng ký kinh doanh ở cơ quan nào?
439
Views

Đăng ký kinh doanh là hoạt động bắt buộc của hầu hết các công ty, doanh nghiệp khi muốn tham gia hoạt động kinh doanh.  Vậy theo quy định phải đăng ký kinh doanh ở cơ quan nào? Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động đều bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật su 247 tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của một chủ thể kinh doanh. Theo đó, chỉ thể kinh doanh bao gồm các loại hình doanh nghiệp (công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh) và hộ kinh doanh cá thể.

Giấy phép kinh doanh là văn bản cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng đầy đủ về điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Khi cấp phép cho những đối tượng này, nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý việc kinh doanh và ràng buộc các nghĩa vụ về thuế. Do vậy, thủ tục xin giấy phép kinh doanh hay thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc phải thực hiện và hoàn thành để hợp pháp hóa việc kinh doanh.

Khi nào phải đăng ký kinh doanh?

 Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc của nhà nước. 

Điều 7, Luật thương mại năm 2005 quy định về Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân như sau: 

“ Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật”.

Hơn nữa, định nghĩa về thương nhân tại Điều 6 cũng quy định: “ Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. 

Như vậy, có thể thấy rằng việc đăng ký kinh doanh là việc làm bắt buộc mà nhà nước quy định cho các tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên khi tiến hành việc kinh doanh. Từ đây có thể thấy rằng các chủ thể trên bắt buộc phải tiến hành việc đăng ký kinh doanh và thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền khi bắt đầu tiến hành việc kinh doanh của mình dưới hình thức hộ gia đình hoặc tổ chức kinh tế hay nói cách khác là thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định về trường hợp ngoại lệ những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ thuộc quy định tại Khoản 1, Điều 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP thì không cần phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh bao gồm các đối tượng sau: buôn bán rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến, thực hiện các dịch vụ như: đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, rửa xe, trông giữ xe, cắt tóc,… Như vậy, đối với nhữn

Theo quy định phải đăng ký kinh doanh ở cơ quan nào?
Theo quy định phải đăng ký kinh doanh ở cơ quan nào?

Theo quy định phải đăng ký kinh doanh ở cơ quan nào?

Cơ quan đăng ký kinh doanh là gì?

Việc đăng ký kinh doanh được tổ chức thực hiện ở các cơ quan sau:

Cơ quan ĐKKD được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

– Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.

Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

– Cơ quan ĐKKD có tài khoản và con dấu riêng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng đăng ký kinh doanh
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng đăng ký kinh doanh

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng đăng ký kinh doanh

– Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

– Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;

– Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan ĐKKD cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

– Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

– Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.

Cơ quan đăng ký kinh doanh là gì
Cơ quan đăng ký kinh doanh là gì

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

– Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.

– Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

– Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết;

– Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.

– Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định 

– Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Theo quy định phải đăng ký kinh doanh ở cơ quan nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giấy phép bay flycamMã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bao gồm những gì?

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh
Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng)
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp gồm những gì?

Giấy đề nghị đăng ký thành lập  
Điều lệ công ty
Danh sách cổ đông sáng lập
Bản sao hợp lệ giấy tờ của thành viên
Danh sách người đại diện theo ủy quyền, quyết định ủy quyền. 

Trình tự xin giấy phép kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.