Hiện nay, lúc tiến hành đăng ký kinh doanh nhiều người thắc mắc khi đăng ký kinh doanh cần những gì? Pháp luật quy định về các ngành nghề cần kinh doanh như thế nào. Đăng ký các loại hình kinh doanh khác nhau thì giấy tờ cần thay đổi những gì? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ cung cấp cho các bạn đọc quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của một chủ thể kinh doanh. Theo đó, chỉ thể kinh doanh bao gồm các loại hình doanh nghiệp (công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh) và hộ kinh doanh cá thể.
Giấy phép kinh doanh là văn bản cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng đầy đủ về điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Khi cấp phép cho những đối tượng này, nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý việc kinh doanh và ràng buộc các nghĩa vụ về thuế. Do vậy, thủ tục xin giấy phép kinh doanh hay thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc phải thực hiện và hoàn thành để hợp pháp hóa việc kinh doanh.
Khi đăng ký kinh doanh cần những gì năm 2022?
Đối với việc xin giấy chứng nhận kinh doanh cho doanh nghiệp
- Bước 1: Người đứng ra đăng ký cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ kê khai thông tin, loại hình kinh doanh, bản sao hợp lệ CMND cùng thông báo thành lập Công ty
- Bước 2: Nộp tất cả hồ sơ trên tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư trực thuộc Tỉnh/Thành phố
- Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp sau 3 ngày kể từ lúc nộp hồ sơ
- Bước 4: Tiến hành thiết kế và khắc dấu riêng của doanh nghiệp
- Bước 5: Khai báo lên cổng thông tin của nơi đăng ký doanh nghiệp trên quốc gia
- Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng đồng thời gửi thông tin đến cơ quan đăng ký giấy phép kinh doanh
- Bước 7: Đăng ký, xác nhận đã nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng nhà nước
- Bước 8: Đóng thuế môn bài, thuế GTGT và các khoản thuế khác
- Bước 9: Thông báo phát hành hóa đơn VAT
- Bước 10: Hoàn thành các công việc hoặc nộp thêm các loại giấy tờ liên quan theo yêu cầu của pháp luật
Nếu sau 4 đến 7 ngày doanh nghiệp vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ Sở thì có thể hồ sơ nộp còn thiếu. Lúc này, cơ quan tiếp nhận cần thông báo cho công ty các loại giấy tờ cần bổ sung để bổ sung cho kịp thời.
Đối với việc đăng ký giấy phép kinh doanh cho cá nhân
- Bước 1: Người đứng ra làm giấy đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị một bản hộ khẩu phô tô có xác nhận của địa phương
- Bước 2: Sao y công chứng các loại giấy tờ tùy thân gồm CCCD, hộ chiếu, hoặc CMND…
- Bước 3: Chuẩn bị sẵn giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng cho thuê mặt bằng.
- Bước 4: Điền đầy đủ thông tin về họ tên người đăng ký, địa chỉ, số điện thoại, loại hình kinh doanh…
- Bước 5: Nộp tất cả hồ sơ trên cho Phòng Kinh Tế của Ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi bạn muốn đặt địa chỉ kinh doanh
- Bước 6: Nhận lại giấy đăng ký kinh doanh sau 3 đến 5 ngày nộp hồ sơ từ UBND
Một điều cần lưu ý với người muốn xin giấy chứng nhận kinh doanh cho hộ cá thể là bạn phải nộp đầy đủ tất cả các khoản phí cần thiết. Bên cạnh đó, ngành nghề hoặc mặt hàng kinh doanh không được nằm trong danh sách cấm buôn bán tại Việt Nam theo pháp luật.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm những gì?
Đối với doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm có :
– Giấy ý kiến đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền pháp luật .
– Bản sao hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc xác nhận cá thể hợp pháp khác ,
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức triển khai có thẩm quyền so với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo pháp luật của pháp lý phải có vốn pháp định .
– Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá thể khác so với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo lao lý của pháp lý phải có chứng từ hành nghề .
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
– Giấy ý kiến đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền pháp luật .
– Dự thảo Điều lệ công ty .
– Danh sách thành viên và những sách vở kèm theo tùy đối tượng người tiêu dùng thành viên là cá thể hay tổ chức triển khai .
– Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá thể khác so với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo pháp luật của pháp lý phải có chứng từ hành nghề .
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
Mời bạn xem thêm:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định như thế nào?
- Số đăng ký kinh doanh và mã số thuế được quy định ra sao?
- Dịch vụ thông tin đăng ký kinh doanh nhanh chóng
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Khi đăng ký kinh doanh cần những gì năm 2022?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giấy phép bay flycam, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
heo Nghị định 122/2021/NĐ-CP, các vi phạm về đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền theo các mức sau đây:
Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký: 50 – 100 triệu đồng; Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp (Điểm a khoản 4 Điều 46)
Vẫn kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc bị yêu cầu tạm ngừng kinh doanh hoặc đình chỉ hoạt động: 50 – 100 triệu đồng (Điểm b khoản 4 Điều 46)
Vẫn kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dù đã có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh: 15 – 20 triệu đồng (Điểm a khoản 2 Điều 48)
Vẫn thành lập hộ kinh doanh dù không được quyền: 05 – 10 triệu đồng (Điểm b khoản 1 Điều 62)
Không đăng ký hộ kinh doanh dù thuộc trường hợp phải đăng ký: 05 – 10 triệu đồng (Điểm c khoản 1 Điều 62)
Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dù đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu tạm ngừng: 10 – 20 triệu đồng (Điểm b khoản 2 Điều 62)
Tiếp tục kinh doanh trước hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đã đăng ký: 05 – 10 triệu đồng (Điểm c khoản 1 Điều 63)
Đăng ký kinh doanh được tiến hành tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi thành lập công ty, doanh nghiệp.
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh. Đối với mẫu giấy này bạn cần đến cơ quan đăng ký kinh doanh và đề nghị được cấp.
Bản sao giấy chứng minh nhân dân của người đại diện hộ kinh doanh cá thể
Bản hợp đồng thuê tại địa điểm mở hộ kinh doanh cá thể