Dân quân tự vệ tại chỗ là gì?

14/09/2022
Dân quân tự vệ tại chỗ là gì? Dân quân tự vệ có bắt buộc không?
633
Views

Bên cạnh các lực lượng quân đội, công an nhân dân thì còn có thêm những lực lượng khác tham gia vào quá trình bảo vệ an ninh, trật tư. Vậy pháp luật quân định về dân quân tự vệ như thế nào? Dân quân tự vệ tại chỗ là gì? Dân quân tự vệ có bắt buộc không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật dân quân tự vệ năm 2019

Dân quân tự vệ tại chỗ là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật dân quân tự vệ năm 2019 quy định dân quân tự vệ tại chỗ như sau:

Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức

Ngoài việc được thành lập ở các địa phương thì theo Luật Dân quân tự vệ 2019, dân quân tự vệ còn hoạt động tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế và được gọi chung là tự vệ.

Dân quân tự vệ bao gồm dân quân tự vệ tại chỗ, dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ thường trực và dân quân tự vệ biển. Trong đó: (i) Dân quân tự vệ tại chỗ được hiểu là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu và ở cơ quan, tổ chức; (ii) Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền; (iii) Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng và cuối cùng (iv) dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển của Việt Nam.

Thành phần của dân quân tự vệ

Theo quy định pháp luật hiện nay, lực lượng dân quân tự vệ được chia ra thành 2 loại là: Dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.

Trong đó dân quân tự vệ nòng cốt được hiểu là lực lượng gồm công dân là nam giới được tuyển chọn và đang tham gia phục vụ trong đơn vị dân quân tự vệ với một khoảng thời gian nhất định.

Lực lượng dân quan tự vệ nòng cốt thì được phân ra thành: Dân quan tự vệ cơ động, dân quan tự vệ tại chỗ và dân quan tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.

Dân quân tự vệ tại chỗ là gì?
Dân quân tự vệ tại chỗ là gì?

Dân quân tự vệ rộng rãi bao gồm những công dân là nam giới thuộc trường hợp pháp luật quy định thực hiện nghĩa vụ, đã đăng ký tham gia dân quân tự vệ, sẵn sàng tham gia khi được lệnh huy động.

Vị trí, chức năng của dân quân tự vệ như thế nào?

Theo quy định pháp luật đã đề cập ở trên, có thể thấy, mỗi lực lượng dân quân tự vệ sẽ có nhiệm vụ và địa bàn hoạt động khác nhau. Nhưng về cơ bản, dân quân tự vệ có vị trí, chức năng như sau:

Thứ nhất: Lực lượng dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân;

Thứ hai: Dân quân tự vệ có chức năng là bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở;

Thứ ba: Khi có chiến tranh, dân quân tự vệ đóng vai trò nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở.  Tuy nhiên, hiện nay đất nước Việt Nam đã được hòa bình, do đó, lực lượng dân quân tự vệ có trách nhiệm phối hợp cùng toàn dân tham gia sản xuất, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

Nhiệm vụ của dân quân tự vệ là gì?

Theo quy định của Luật Dân quân tự vệ 2019 được quy định với những nội dung như sau:

– Luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu, tham gia phục vụ chiến đấu để bảo vệ an ninh địa phương, các tổ chức, cơ quan nhà nước;

– Tham gia phối hợp với các lực lượng khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể là Quân đội nhân dân, công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn để bảo vệ được an ninh quốc phòng, biên giới Quốc gia;

Ngoài ra lực lương dân quân tự vệ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

– Tham gia các khóa huấn luyện quân sự, chính trị, pháp luật và các hoạt động khác.

– Tham gia các hoạt động khắc phụ hậu quả theo chỉ đạo của Nhà nước và các cơ quan nhà nước khi có thiên tai, thảm họa hay dịch bệnh…xảy ra

– Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

– Ngoài những nhiệm vụ trên thì lực lượng dân quân tự vệ sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Dân quân tự vệ có bắt buộc không?

Với vị trí, chức năng của dân quân tự vệ nêu trên, việc tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ có bắt buộc không? Khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về  độ tuổi tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ như sau: “Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ”.

Như vậy theo quy định pháp luật nêu trên, trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi đối với nam, từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi đối với nữ, công dân phải bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ. Trong trường không có tên trong danh sách bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ nhưng nếu công dân có mong muốn thì có thể tự nguyện đăng ký tham gia và đối với trường hợp này, độ tuổi tham gia của công dân được kéo dài thêm 05 (năm) năm đối với cả công dân nam và công dân nữ.

Lưu ý: Công dân là người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật sẽ được miễn đăng ký nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Dân quân tự vệ tại chỗ là gì? Dân quân tự vệ có bắt buộc không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; thành lập công ty trọn gói ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Trốn tránh tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Tham gia Dân quân tự vệ là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, do đó, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ là một trong những hành vi bị cấm. Theo quy định tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP, nếu công dân trốn tránh không tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Sau khi bị xử phạt, công dân đó vẫn phải tiếp tục tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ mà không thể tiếp tục trốn tránh.

Thành phần của Dân quân tự vệ bao gồm những ai?

Dân quân tự vệ tại chỗ.
Dân quân tự vệ cơ động.
Dân quân thường trực.
Dân quân tự vệ biển.
Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Cơ quan nào là cơ quan lãnh đạo của lực lượng dân quân tự vệ?

Dân quân tự vệ chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý, điều hành của Chính phủ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp; sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương. Bí thư đảng ủy ban chỉ huy quân sự hoặc chính trị viên của lực lượng tự vệ là bí thư đảng bộ hoặc phó bí thư thường trực của các cấp chính quyền, đơn vị.
Dân quân Tự vệ chịu sự chỉ huy trực tiếp của Cục Dân quân Tự vệ, thuộc Bộ Tổng Tham mưu của Bộ Quốc phòng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.