Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng báo động, không chỉ ở Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên thế giới. Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, bị tàn phá nặng nề bởi các hoạt động như chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép hay đốt nương làm rẫy… Pháp luật đã đặt ra những quy định và chế tài để xử phạt những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về tội phạm môi trường và đặc điểm tội phạm về môi trường tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tội phạm về môi trường là gì?
Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:
“Điều 43.
Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.”
Môi trường thế giới nói chung và môi trường nước ta nói riêng đang bị suy thoái và ô nhiễm nặng nề. Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường ngày càng trở nên xấu hơn. Thiên tai xảy ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại ngày càng lớn, và trong nhiều trường hợp đã vượt ra ngoài khả năng ngăn chặn và khắc phục của con người. Bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của tất cả các nước trên thế giới.
Trước tình hình đó ô nhiễm đó, Nhà nước đã thực hiện một số hành động nhằm bảo vệ môi trường như việc tham gia kí kết Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, Ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2017, Luật Thú ý 2015, Luật đa dạng sinh học năm 2008,.. Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi phá hoại môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm môi trường nói riêng, Bộ luật hình sự đã dành riêng một chương quy định về các tội phạm về môi trường.
Như vậy, có thể thấy tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái.
Nguyên nhân dẫn đến tội phạm về môi trường
Đất nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; nhập khẩu phương tiện, thiết bị, máy móc… phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực này chưa chặt chẽ, cơ chế không rõ ràng là điều kiện phát sinh vi phạm.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe; cơ sở pháp lý bảo đảm cho hoạt động của các lực lượng chuyên trách, trong đó có lực lượng Cảnh sát môi trường chưa hoàn chỉnh nên công tác phát hiện, điều tra, xử lý của các lực lượng này chưa mạnh mẽ, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
Bên cạnh đó, do áp lực tăng trưởng kinh tế địa phương, nhận thức chưa đầy đủ về hậu quả của tội phạm môi trường nên chính quyền một số địa phương, ban ngành kêu gọi đầu tư dàn trải, cấp phép kinh doanh ồ ạt, không quan tâm đến việc thẩm định ảnh hưởng của các dự án đối với môi trường; chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa chú trọng đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường.
Vụ án về môi trường thường liên quan đến nhiều tội danh khác nhau như tội danh về buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hối lộ, tham nhũng… nên phần tội danh về môi trường thường bị xem nhẹ, chưa kiên quyết tập trung điều tra, xử lý. Hậu quả của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường phần lớn không xảy ra ngay mà tích lũy theo thời gian, do vậy trong hoạt động điều tra không xác định rõ tính chất, mức độ nguy hiểm, không đánh giá đầy đủ thiệt hại gây ra nên thường chỉ xử lý bằng các biện pháp nhẹ (xử lý hành chính, cảnh cáo, nhắc nhở) không đủ mức độ răn đe và phòng ngừa tái phạm.
Các tội phạm về môi trường hiện nay
Các tội phạm về môi trường được quy định tại Chương XIX, gồm có 12 điều luật quy định về 12 tội danh khác nhau, cụ thể như sau:
Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường
Điều 236. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
Điều 237. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
Điều 238. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông
Điều 239. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
Điều 241. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
Điều 242. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
Điều 243. Tội hủy hoại rừng
Điều 244. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Điều 245. Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Điều 246. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại
Đặc điểm tội phạm về môi trường như thế nào?
Có thể thấy rằng các tội phạm về môi trường xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con người.
Hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường rất đa dạng. Hành vi đó có thể được thực hiện thông qua việc vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường; gây dịch bệnh cho con người và động vật; huỷ hoại tài nguyên môi trường hoặc vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường. Hầu hết các hành vi phạm tội đều được thực hiện dưới dạng hành động (làm một việc pháp luật không cho phép làm) như gây ô nhiễm nguồn nước; gây ô nhiễm không khí; nhập khẩu công nghệ, thiết bị, máy móc, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản…
Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, hầu hết chỉ cấu thành tội phạm khi có dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính. Hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính phải là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cùng loại mới được coi là căn cứ để xác định dấu hiệu này. Ví dụ một người đã bị xử phạt hành chính về hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, chưa hết thời hạn một năm, nay lại tiếp tục vi phạm thì mới bị coi là đã bị xử phạt hành chính.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là các thông tin của Luật sư 247 về Quy định “Đặc điểm tội phạm về môi trường như thế nào?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như cần sự tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh của chúng tôi… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư 247 để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần môi trường) sau đây: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
Theo Điều 33 nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định:
Việc xác định cơ sở thải ra môi trường gây ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng phải được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật; căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và mức độ vi phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi trường, bao gồm:
Hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Hành vi chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn, bùn không đúng quy định làm môi trường đất, nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh.
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Chủ thể phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.