Cùng trẻ vị thành niên bỏ nhà đi có vi phạm pháp không?

11/10/2022
Cùng trẻ vị thành niên bỏ nhà đi có vi phạm pháp không?
570
Views

Xin chào Luật sư 247. Năm nay em 23 tuổi, người yêu em ở gần nhà em và đang 17 tuổi. Cách đây vài ngày, người yêu em có xích mích với cả gia đình nên có bỏ nhà ra đi và rủ em đi cùng. Phát hiện sự việc, gia đình người yêu em đã đòi em đưa người yêu e trở về nhà, nếu không họ sẽ báo công an. Em có thắc mắc rằng cùng trẻ vị thành niên bỏ nhà đi có vi phạm pháp không? Em chỉ đưa người yêu em về ở cùng chứ chưa quan hệ tình dục. Vậy em có phải chịu mức án nào không? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Khi nào được xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên?

– Điều 20, Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015;

– Điều 1 Luật Trẻ em 2016;

Tiêu chíĐộ tuổi
Trẻ emDưới 16 tuổi
Vị thành niênTừ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
Thành niênTừ đủ 18 tuổi trở lên

Việc xác định độ tuổi để xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên cũng rất quan trọng vì đó ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó trong quan hệ pháp luật cũng như quan hệ dân sự.

– Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi của mình.

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Cùng trẻ vị thành niên bỏ nhà đi có vi phạm pháp không?
Cùng trẻ vị thành niên bỏ nhà đi có vi phạm pháp không?

Cùng trẻ vị thành niên bỏ nhà đi có vi phạm pháp không?

Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp. Cụ thể:

“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa; 

b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa; 

c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp…”

Đồng thời, Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi như sau:

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;

b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em;

b) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật;

c) Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng trẻ em làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

d) Bóc lột sức lao động trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa học nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này”

Theo đó, kể từ 1/1/2022, mức phạt tiền đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo đưa trẻ em bỏ nhà đi đã tăng lên đến 25 triệu , cao hơn so với quy định trước đây – Điều 23 Nghị định 144/2013/NĐ-CP

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;

b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này”.

Như vậy, có thể thấy trong trường hợp của bạn, nếu bạn không có bất kì hành vi lôi kéo dụ dỗ người yêu của bạn chủ động rủ bạn đi khỏi nhà (có thể chứng minh qua tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và bạn không có hành vi phạm tội hay quan hệ tình dục với người yêu, người yêu bạn cũng không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì bạn không phạm tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp.

Quan hệ với người dưới 18 tuổi tự nguyện có phạm tội?

Quan hệ tự nguyện với người dưới 13 tuổi

Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ. Hành vi xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 13 tuổi là hành vi gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và sức khỏe của trẻ. Cho nên, việc quan hệ với người dưới 13 tuổi dù là tự nguyện cũng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đồng thời, trẻ em dưới 13 tuổi là đối tượng chưa đủ khả năng suy nghĩ chín chắn và dễ bị dụ dỗ, lôi kéo thực hiện hành vi xấu mà không biết. Vì vậy, việc quan hệ với người dưới 13 tuổi tự nguyện được xếp vào một trong các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Theo điểm b khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, người nào giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07 -15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Lưu ý: Người phạm tội này phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Trường hợp người dưới 14 tuổi giao cấu hoặc quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi không bị xử lý hình sự (căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự).

Quan hệ tự nguyện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng chưa có đủ nhận thức rõ ràng về kiến thức xã hội, tâm sinh lý còn đang phát triển chưa ổn định. Vì vậy, nếu người trên 18 tuổi phát sinh quan hệ tự nguyện với người từ 13 đến dưới 16 tuổi thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc quan hệ tự nguyện với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi được Bộ luật Hình sự 2015 quy định tại Điều 145 với tội danh giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Cụ thể, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tự nguyện thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm.

Như vậy, người dưới 18 tuổi quan hệ với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tự nguyện thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Cũng theo điều 145, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 – 10 năm:

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với 02 người trở lên;

– Có tính chất loạn luân;

– Làm nạn nhân có thai;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

– Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.

Trong trường hợp người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội thì bị phạt tù từ 07 – 15 năm.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Quan hệ với người từ đủ 16 tuổi trở lên

Việc quan hệ với người trên 16 tuổi tự nguyện không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm, hiếp dâm hay giao cấu với trẻ em. Tuy nhiên, trong trường hợp quan hệ với người từ 16 tuổi trở lên theo hình thức mua bán dâm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 22, 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi mua, bán dâm bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng đối với hành vi mua dâm. Trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc thì bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng.

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm.

Trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc thì phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Cùng trẻ vị thành niên bỏ nhà đi có vi phạm pháp không?”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về thủ tục đăng ký giấy phép flycam, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi quan hệ với người 15 tuổi như thế nào?

Căn cứ Điều 145 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như sau: 
“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Những dấu mốc cần lưu ý khi quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên?

Dưới 16 tuổi: có thể phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi: có thể phạm các tội cưỡng dâm; người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Dưới 10 tuổi: giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định; là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập. Và với mốc tuổi này; chỉ cần có hành vi; chưa cần biết là đã xâm nhập hay chưa đều có thể bị xử lý về các tội như đối với người dưới 16 tuổi.

Người từ đủ 18 tuổi quan hệ tình dục với người đủ 15 tuổi(tự nguyện), có truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Câu trả lời là Có. Người từ đủ 18 tuổi phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 15 năm, tùy mức độ vi phạm.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.