Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì theo quy định?

13/04/2022
Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?
668
Views

Công ty trách nhiệm hữu hạn đang là mô hình kinh doanh được nhiều người hướng đến lựa chọn để xây dựng cho doanh nghiệp của mình. Với những ưu điểm về mặt tài chính, kinh tế cũng như mô hình quản lý của công ty cho các loại hình kinh doanh mới phát triển trong những năm gần đây. Trong tương lai gần mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ được phát triển mạnh hơn nữa với những ưu điểm của mình trong loại hình kinh doanh như hiện nay. Mời các bạn cùng Luật sư 247 tìm hiểu Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là gì? Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên là gì?

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn thường viết tắt là Công ty TNHH. Đây là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biển ở nước ta. 

Theo khoản 7 Điều 4 luật doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm hai loại hình. Đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Những người góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Người góp vốn sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty gọi là thành viên góp vốn.

Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 

Công ty TNHH có các đặc điểm tối ưu và cũng có đặc điểm hạn chế.

Công ty TNHH có tư cách pháp nhân

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân. Do đó công ty có tài sản độc lập, có con dấu riêng, trụ sở riêng và có thể tự nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào tư cách của chủ sở hữu.

Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn 

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Đây là một ưu điểm lớn của công ty TNHH cũng giống như công ty cổ phần. Việc những thành viên góp vốn vào công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp, tách bạch tài sản cá nhân đảm bảo sự an toàn nhất định cho những người tham gia kinh doanh.

Về huy động vốn

Công ty TNHH được huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức. Công ty TNHH cũng có quyền phát hành trái phiếu.

Cả công ty TNHH một thành viên lẫn công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không được phép phát hành nhiều loại Chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử phát hành như công ty cổ phần.

Về thành viên góp vốn

Như trên đã nói, thành viên góp vốn là người (cá nhân hoặc tổ chức) sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty.

Đối với công ty TNHH một thành viên chỉ duy nhất có một thành viên góp vốn làm chủ hoàn toàn công ty. Nếu muốn thêm thành viên góp vốn, công ty TNHH một thành viên phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ ít nhất là hai thành viên và nhiều nhất là năm mươi thành viên góp vốn. Nếu muốn thêm thành viên vượt quá năm mươi, công ty TNHH hai thành viên trở lên phải chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?
Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là gì?

Là loại hình công ty TNHH nên Công ty TNHH một thành viên cũng có khái niệm và đặc điểm chung như trên. Tuy nhiên loại hình này có một số điểm đặc biệt như:

Theo Luật doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty TNHH một thành viên có cơ cấu chặt chẽ. Nếu chủ sở hữu công ty là tổ chức có thể lựa chọn cơ cấu tổ chức của công ty theo một trong hai mô hình: Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Nếu chủ sở hữu là cá nhân; cơ cấu tổ chức của công ty gồm: chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc.

Tuy nhiên, vì là công ty một chủ nên dù được tổ chức theo hình thức nào; chủ sở hữu cũng có quyền tuyệt đối đối với với các hoạt động của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên là gì?

Cũng giống như Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng có những đặc điểm chung của loại hình công ty như: chịu trách nhiệm hữu hạn, không được phát hành cổ phiếu…Ngoài ra còn có những đặc điểm riêng biệt như:

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có số thành viên từ hai và tối đa là không quá năm mươi. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm nghĩa vụ nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Công ty TNHH hai thành viên có cơ cấu tổ chức gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên,  giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty. Nếu số lượng thành viên từ 11 trở đi phải thành lập ban kiểm soát công ty.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? “. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247, như: tạm ngừng doanh nghiệp, thành lập công ty,…. Hoặc để biết thêm thông tin chi tiết về quản lý mã số thuế cá nhân và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cách đặt tên công ty trách nhiệm hữu hạn ?

Về cách đặt tên công ty, chúng ta sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật và một số lưu ý để đặt tên đẹp và đúng.
Cấu trúc tên công ty tnhh như sau: Công ty + trách nhiệm hữu hạn (hoặc TNHH) + tên riêng
Tên riêng đảm bảo là các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Để đặt tên đẹp, chúng ta cần lưu ý: Tên riêng nên phát âm dễ, rõ ràng, không gây nhầm lẫn với tên công ty hay tổ chức khác. Tên riêng nên mang một ý nghĩa lớn, dễ làm thương hiệu. 

Vốn điều lệ công ty TNHH ?

Vốn điều lệ là số vốn cam kết sẽ góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc một thời hạn nhỏ hơn quy định trong điều lệ.
Một số ngành nghề quy định vốn tối thiểu phải góp (vốn pháp định), còn hầu đa số các ngành nghề kinh tế của Việt Nam không yêu cầu vốn tối thiểu hay tối đa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.