Để đảm bảo sự an toàn, phát triển bền vững của các cơ quan và sự bình yên cho mọi người thì vấn đề an ninh trật tự chung, an toàn về công tác phòng cháy chữa cháy bao giờ cũng đang quan tâm tới. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về việc phòng cháy chữa cháy thì cũng cần chú trọng công tác huân luận nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; cần phải thường xuyên kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy, xử lý hay đề xuất những phương án xử lý hành vi vi phạm quy định liên quan đến vấn đề này. Mỗi người trong cơ quan, toàn thể người lao động cần nâng cao nhận thức và kiến thức trong công tác phòng cháy chữa cháy. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ quan tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
Trong công tác quản lý phòng cháy chữa cháy Bộ Công an là cơ quan thế nào?
Căn cứ theo Điều 58 Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi có quy định:
Cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.
Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng và giữa Bộ Công an với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.
Theo quy định nêu trên, trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy thì Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy.
Quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy theo các nội dung gì?
Tại Điều 57 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (Được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013) có quy định về nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy như sau:
(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng cháy và chữa cháy.
(2) Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
(3) Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.
(4) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
(5) Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
(6) Bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; tổ chức bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
(7) Thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, chất, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy.
(8) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy.
(9) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng cháy và chữa cháy; điều tra vụ cháy.
(10) Tổ chức thống kê nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
(11) Hợp tác quốc tế về phòng cháy và chữa cháy.
Công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ quan như thế nào?
Để bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với trụ sở làm việc, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định an toàn PCCC, các cơ quan, tổ chức cần thực hiện các biện pháp sau:
– Ban hành và tổ chức thực hiện quy định an toàn PCCC; niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, tiêu lệnh chữa cháy tại những nơi có nguy hiểm cháy, nổ; niêm yết sơ đồ, biển chỉ dẫn thoát nạn.
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC.
Chỉ đạo tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ đưa nội dung PCCC vào chương trình hoạt động để phát động đoàn viên, hội viên tham gia PCCC. Tổ chức cho các tập thể và cá nhân ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC.
– Không lập bàn thờ, thắp hương, nến thờ cúng tại trụ sở cơ quan.
– Không tàng trữ các chất nguy hiểm cháy như xăng dầu, gas.
– Không sử dụng vật liệu dễ cháy để trang trí nội thất, ốp trần, tường, vách ngăn…
– Thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC, khắc phục những thiếu sót về PCCC, thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PCCC.
– Lắp đặt hệ thống điện theo đúng quy định an toàn PCCC, lắp đặt aptomat từ nguồn cấp điện chính, cho từng tầng, từng phòng làm việc và từng thiết bị có công suất lớn; kiểm tra, cắt điện đối với hệ thống điên, thiết bị điện không cần thiết trong giờ nghỉ hoặc khi hết giờ làm việc.
– Quy định nơi hút thuốc, có thùng đựng mẩu thuốc lá không cháy.
– Trang bị đủ phương tiện chữa cháy tại chỗ phù hợp với yêu cầu chữa cháy của từng khu vực, thiết bị cứu người; hướng dẫn cán bộ công nhân viên sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị đó.
– Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và duy trì hoạt động thường xuyên đối với lực lượng này.
– Đầu tư kinh phí cần thiết cho hoạt động PCCC.
– Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, trong đó có giả định tình huống cháy lớn phức tạp nhất có huy động sự tham gia phối hợp lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, đơn vị.
– Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho Cảnh sát PCCC số máy 114 và huy động lực tượng, phương tiện để chữa cháy.
– Phổ biến cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong cơ quan biết các nội dung trên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định về sao chụp hồ sơ vụ án dân sự như thế nào?
- Vi phạm hình sự về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là gì?
- Mọi hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ được xử lý như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Công tác phòng cháy, chữa cháy tại cơ quan chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ quan năm 2023 như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn về cách soạn thảo hồ sơ giải thể công ty, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Giấy phép phòng cháy chữa cháy (hay Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy) là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
– Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
– Giấy chứng nhận thẩm duyệt về pccc
– Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC (Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy) bao gồm: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.