Để được phép hoạt động công chứng viên, ngoài việc phải đáp ứng những điều kiện để trở thành công chứng viên; còn phải đáp ứng những quy tắc trong hoạt động nghề nghiệp. Trong đó không thể không kể đến bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Pháp luật có quy định những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực pháp lý bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Vậy Công chứng viên có cần mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.
Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi là một công chứng viên hoạt động tại văn phòng công chứng. Trưởng phòng ở đây có yêu cầu tôi phải đóng phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Cho tôi hỏi là tôi có cần phải mua loại bảo hiểm này hay không? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.
Luật sư 247 xin tư vấn như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?
Hiện nay, không có quy định cụ thể rằng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì. Nhưng dựa trên quy định về bảo hiểm là một biện pháp nhằm đảm bảo về mặt rủi ro; ta có thể hiểu bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là loại bảo hiểm có tác dụng bảo vệ doanh nghiệp khi phát sinh kiện tụng; hay bồi thường với chi phí cao từ các rủi ro thuộc hoạt động nghề nghiệp.
Như vậy, hiểu đơn giản thì đây là một cách thức để đảm bảo, bảo vệ cho người, tổ chức tham gia bảo hiểm; khỏi những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Đối với công chứng viên, những rủi ro này có thể xảy ra như công chứng nhầm các văn bản trái luật; công chứng khi thông tin hợp đồng, giao dịch còn mập mờ, thiếu rõ ràng; công chứng các hợp đồng mà không kiểm tra năng lực của người yêu cầu. Từ đó, dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đến các bên trong hợp đồng. Họ phải chịu thiệt hại về tài sản, tổn thất, tinh thần; và ai phải chịu trách nhiệm? Chính là bản thân công chứng viên thực hiện công chứng hợp đồng đó phải chịu trách nhiệm.
Loại bảo hiểm này có ưu điểm là chi tiết và toàn diện hơn so với các loại bảo hiểm khác; giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về tài chính khi phát sinh vấn đề phải đền bù thiệt hại.
Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
Công chứng viên tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo nguyên tắc như sau:
- Tổ chức hành nghề công chứng trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
- Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề.
- Kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của Phòng công chứng được trích từ quỹ phát triển sự nghiệp hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công chứng viên thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Công chứng viên phải mua và duy trì bảo hiểm trong suốt quá trình hoạt động công chứng. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm; khi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên thuộc tổ chức mình. Do đó, kinh phí mua bảo hiểm không cần do công chứng viên tự ứng ra; mà sẽ được trích từ quỹ phát triển sự nghiệp.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Hồ sơ cấp phép thành lập chi nhánh bảo hiểm nước ngoài 2021
- Vi bằng là gì? Giá trị vi bằng đến đâu? Các trường hợp lập vi bằng?
Điều kiện bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm và bồi thường thiệt hại khi có đủ các điều kiện sau:
- Thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm:
- Phạm vi bảo hiểm bao gồm thiệt hại về vật chất của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch; hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng; mà những thiệt hại gây ra do lỗi của công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm.
- Tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền; có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi bảo hiểm rộng hơn phạm vi bảo hiểm quy định.
- Không thuộc các trường hợp sau đây:
- Công chứng viên thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác.
- Công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình; hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
- Công chứng viên cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng; và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng.
- Trường hợp khác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng; hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền.
Câu hỏi thường gặp
Ngoài việc phải chịu trách nhiệm bồi thường, còn có thể phát sinh việc kiện tụng. Khi đó, chính loại bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phát huy vai trò của mình. Chúng bảo vệ các chi phí pháp lý và bồi thường thiệt hại do sơ suất trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp; dẫn đến các hậu quả ngoài ý muốn.
Doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền thỏa thuận mức phí bảo hiểm, nhưng không được thấp hơn 03 (ba) triệu đồng một năm cho một công chứng viên.
Câu trả lời là có. Áp dụng khoản 2 Điều 4 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định mức tiền phạt quy định tại Điều 15 là mức là mức phạt đối với tổ chức, và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính, xác định mức trung bình khung tiền phạt đối với đối tượng văn phòng công chứng của bạn là 8.500.000 đồng.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về việc công chứng viên có cần mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay không. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102