Hiện nay, “tham nhũng vặt” xảy ra ở nhiều lĩnh vực, chủ yếu là trong giải quyết thủ tục hành chính; quản lý trật tự giao thông, đô thị; y tế; giáo dục; hải quan; thuế; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ công chức…và nó “biến tướng” dưới nhiều hình thức nên khó phát hiện, xử lý. Vậy nếu Công chức tham nhũng bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định về phòng ngừa tham nhũng
Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019
Nghị định 112/2020 Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng
Tham nhũng là gì?
Định nghĩa về tham nhũng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau:
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Trong đó:
– Cán bộ, công chức, viên chức là một trong những đối tượng của người có chức vụ, quyền hạn. Đối tượng này là người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, ký hợp đồng;… có hoặc không có hưởng lương, có quyền hạn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định được giao.
– Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình; để đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.
Như vậy, theo định nghĩa này, đối tượng tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn; và người này phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được một lợi ích nào đó không chính đáng.
Các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức được nêu tại Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ; nhũng nhiễu vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi
Công chức tham nhũng bị xử lý như thế nào?
Một trong những nghĩa vụ của công chức là không được tham nhũng; và với công chức là người đứng đầu nêu tại Luật Cán bộ, công chức; thì phải tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và chịu trách nhiệm nếu xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình.
Khoản 1 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng nêu rõ:
Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
Theo quy định này, dù công chức đã nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác; và giữ bất kỳ chức vụ nào thì khi phát hiện có hành vi tham nhũng đều bị xử lý nghiêm.
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, công chức tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, nếu công chức tham nhũng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì sẽ bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
Công chức tham nhũng bị xử lý kỷ luật
Việc công chức tham nhũng bị xử lý kỷ luật như sau:
– Công chức bị Tòa án kết án về tội phạm tham nhũng: Đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực
– Công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng: Không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý
Ngoài ra, theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP; nếu công chức có hành vi tham nhũng thì dựa vào tính chất của hành vi mà bị kỷ luật như sau:
– Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.
– Cảnh cáo: Đã bị kỷ luật bằng khiển trách mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
– Giáng chức: Đã bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
– Cách chức: Đã bị giáng chức mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc; công chức tham nhũng có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
– Buộc thôi việc: Đã bị cách chức mà tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, tùy vào từng hành vi cùng mức độ; (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng); để áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp công chức tham nhũng.
Công chức tham nhũng bị truy cứu hình sự
Bên cạnh kỷ luật, nếu hành vi tham nhũng vi phạm một trong các Tội nêu tại Điều 353 đến Điều 359 Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành sẽ phải nhận hình phạt cao nhất là tử hình:
– Tội tham ô tài sản nêu tại Điều 353 BLHS.
– Tội nhận hối lộ tại Điều 354 BLHS.
– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại Điều 355 BLHS.
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Điều 356 BLHS.
– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ tại Điều 357 BLHS.
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi tại Điều 358 BLHS.
– Tội giả mạo trong công tác tại Điều 359 BLHS.
Người đứng đầu cơ quan có công chức tham nhũng bị xử lý thế nào?
Không chỉ công chức tham nhũng bị kỷ luật mà người đứng đầu; cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị do mình quản lý nếu để cơ quan mình có vụ việc tham nhũng xảy ra; thì có thể bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức.
Cụ thể, việc áp dụng các hình thức được nêu tại Điều 78 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
– Khiển trách: Xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng – công chức tham nhũng chưa bị xử lý hình sự; hoặc chỉ bị xử lý hình sự bằng phạt tiền; cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
– Cảnh cáo: Xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc có nhiều vụ tham nhũng ít nghiêm trọng. Trong đó, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng là vụ việc mà công chức tham nhũng bị phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm.
– Cách chức: Để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng. Trong đó, vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng là công chức bị phạt tù từ trên 07 năm – 15 năm; đặc biệt nghiêm trọng là bị phạt tù từ trên 15 năm – 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Nguyên nhân và hậu quả của việc tham nhũng
Về mặt chính trị
Hiện nay, tham nhũng ở nước ta đã ở mức vô cùng nghiêm trọng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn; mà còn xuất hiện ở cả những cấp chính quyền cơ sở- những cơ quan tiếp xúc với nhân dân hàng ngày.
Tệ nạn tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí gây tác hại rất lớn; làm tổn hại thanh dành của Đảng gây bất bình đối và giảm lòng tin của nhân dân đối với chính phủ, nhà nước; tiếp tay cho những thế lực thù địch để chống phá đất nước ta.
Về mặt kinh tế
Tham nhũng gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân.
Trong những năm vừa qua, tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; và gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Đặc biệt, tác của tham nhũng trong vấn đề kinh tế là đặc biệt nghiêm trọng; hành vi này gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền bạc, công sức; và thời gian của nhân dân. Theo thống kê, giá trị tài sản bị thiệt hại liên quan đến hành vi tham nhũng của mỗi vụ lên đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng.
Tác hại tham nhũng mang lại trong lĩnh vực kinh tế không chỉ là việc tài sản; lợi ích của Nhà nước, của tập thể và cá nhân; bị biến thành tài sản riêng của một người mà nguy hiểm hơn; hành vi này còn gây thiệt hại, thất thoát, lãng phí . Tác hại của lãng phí mang lại là một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể và của mỗi công dân.
Về mặt xã hội
Đối với khía cạnh xã hội, hậu quả tham nhũng chính là làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội; làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Trước những lợi ích bất chính có được khi thực hiện hành vi tham nhũng; nhiều người có chức vụ, quyền lợi đã không giữ được phẩm chất đạo đức của mình. Chức vụ, quyền lực được giao không còn được sử dụng để phục vụ nhân dân mà đang hướng tới các lợi ích bất chính, bất chấp việc vi phạm luật pháp, làm trái công vụ, trái đạo đức.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chạy tiền thi công chức bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật
- Bác sĩ nhận phong bì có bị coi là tội nhận hối lộ hay không?
- Tội phạm tham nhũng theo quy định mới
- Những điều cần biết khi Luật phòng chống tham nhũng có hiệu lực
- Tham nhũng đến 3 triệu USD sẽ chịu mức án như thế nào?
Trên đây là bài viết tư ván của chúng tôi về hành vi “Công chức tham nhũng bị xử lý như thế nào”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Công chức, viên chức ngoại tình sẽ bị buộc thôi việc. Khi có hành vi bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Khoản 9 điều 8 và khoản 9 điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định:”Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức đều bị xử lý với mức thấp nhất là khiển trách. Người nào tái phạm hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thì có thể bị buộc thôi việc (đối với công chức, viên chức) hoặc bãi nhiệm (đối với cán bộ)”
Công chức không có quyền thành lập và điều hành, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, công chức vẫn có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh để thu lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, trừ trường hợp công chức đó là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước thì không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.