Nhà nước có chính sách đào tạo sau đại học cho công chức. Từ đó trang bị kiến thức, kỹ năng; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp; có phẩm chất đạo đức tốt; phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước. Công chức được cử đi đào tạo sau đại học phải đáp ứng điều kiện nào? Yêu cầu về đào tạo công chức thế nào? Đối tượng nào được đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Nghị định 101/2017/NĐ-CP;
NỘI DUNG TƯ VẤN
Đối tượng, điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
1. Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
Điều kiện đào tạo sau đại học
- Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;
- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
- Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
Quyền lợi của cán bộ, công chức được cử đi đào tạo sau đại học
1. Đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước:
- Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
- Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
- Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
- Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
2. Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.
3. Cán bộ, công chức là nữ; là người dân tộc thiểu số: ngoài những quyền lợi trên; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Đền bù chi phí đào tạo sau đại học thế nào?
Các trường hợp được cử đi đào tạo bằng nguồn ngân sách nhà nước; hoặc kinh phí của cơ quan phải đền bù chi phí đào tạo
- Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
- Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
- Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.
Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù
- Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
- Cách tính chi phí đền bù:
a) Tự ý bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian đào tạo; không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng: phải trả 100% chi phí đền bù;
b) Trường hợp còn lại, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:
S = F x (T1 – T2) / T1
Trong đó:
– S là chi phí đền bù;
– F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
– T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
– T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn. Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 02 năm (= 24 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.
Việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
1. Chậm nhất trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải đền bù chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ chi phí đền bù.
2. Chi phí đền bù được nộp cho cơ quan, đơn vị đã chi trả cho khóa học.
3. Trong trường hợp không thống nhất việc đền bù chi phí đào tạo, các bên liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.