Công an xã chính quy có được xử phạt giao thông không?

06/09/2022
Công an xã chính quy có được xử phạt giao thông không?
489
Views

Công an xã chính quy có được xử phạt giao thông không đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị phạt như thế nào? Công an xã có được xử phạt không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị phạt như thế nào?

Tại điểm n khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

“3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ. […]

Theo đó, trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có thể bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy.

Công an xã chính quy có được xử phạt giao thông không?
Công an xã chính quy có được xử phạt giao thông không?

Công an xã có thẩm quyền xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm không?

Theo điểm b khoản 4 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính của Công an xã như sau:

“4. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

[…]

b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d khoản 4 Điều 6, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông; […]”

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA quy định về nhiệm vụ của Công an xã như sau:

“4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.”

Như vậy, theo quy định trên, lực lượng Công an xã có quyền xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, bao gồm hành vi điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.

Có được xử phạt nhiều lần đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm không?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về nguyên tắc xử phạt hành chính như sau:

“1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, với hành vi không đội mũ bảo hiểm sẽ chỉ bị xử phạt một lần khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Công an xã chính quy có được xử phạt giao thông không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ thám tử mạng, ly hôn nhanh chóng, dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh; hồ sơ đăng ký lại khai sinh cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Công an xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông không?

Theo Nghị định 27/2010/NĐ-CP ngoài lực lượng CSGT, các lực lượng cảnh sát khác và Công an xã cũng có nhiệm vụ phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể, Công an xã có nhiệm vụ như sau:
– Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
– Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng
– Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.
Như vậy, Công an xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông đường bộ ngay cả trong trường hợp không có CSGT đi cùng.

Các hành vi vi phạm nào công an xã được phép xử lý?

Thông tư 47/2011/TT-BCA quy định, Công an xã chỉ được xử phạt những hành vi vi phạm xảy ra trên tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và thuộc một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh
– Đỗ xe ở lòng đường trái quy định
– Điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu
– Điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi
– Các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
Công an xã không được phép dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Khi nào Công an xã được phép xử phạt vi phạm giao thông?

Công an xã chỉ được phép thực hiện việc xử phạt trong thẩm quyền của mình, tức là khi đang đi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nói cách khác, theo sự huy động của người có thẩm quyền trong một số trường hợp cần thiết.
Trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
– Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị – xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương
– Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp
– Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Người có thẩm quyền huy động lực lượng Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
– Bộ trưởng Bộ Công an: thẩm quyền huy động trong phạm vi toàn quốc
– Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội: thẩm quyền huy động trong phạm vi toàn quốc
– Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: thẩm quyền huy động trong phạm vi từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên.
– Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: thẩm quyền huy động trong phạm vi địa phương mình phụ trách.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.