Côn đồ đập phá tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

08/12/2021
Côn đồ đập phá tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật
1022
Views

Mới đây, VTV24 đã đưa tin một đoạn clip về một nhóm côn đồ đang đập phá trước cổng công ty TNHH MTV xây lắp hóa chất thuộc Bộ Công Thương . Vậy Côn đồ đập phá tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng luật sư 247 tìm hiểu.

Tóm tắt vụ việc

Khoảng 2 tháng nay, tại khu vực phường Nhật Tảo 1 thuộc phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội thường xuyên xuất hiện một nhóm côn đồ, mang theo nhiều dụng cụ đến đập phá tài sản, gây rối trật tự công cộng tại khu vực công ty TNHH MTV xây lắp hóa chất thuộc Bộ Công Thương.

Suốt từ đầu tháng 10 đến nay, những đối tượng giang hồ thường xuyên đến công ty TNHH MTV đập phá tài sản, gây rối trật tự công cộng, dù biết rõ đây là tài sản công của một cơ quan Nhà nước. Việc các đối tượng côn đồ ngang nhiên tụ tập, lộng hành giữa Thủ đô khiến người dân khu vực này luôn sống trong sự bất an. Thậm chí, ngay cả khi có phóng viên xuất hiện, những đối tượng này vẫn kiên quyết mang bốt gác ra chắn ngang đường bất chấp sự ngăn cản của lực lượng bảo vệ.

Theo cơ quan chức năng tại địa phương, nguyên nhân dẫn đến sự việc là do công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp H36 thuê đất tại địa điểm này từ năm 2015 với thời hạn 3 tháng. Thế nhưng dù đã hết hạn hơn 7 năm, công ty này vẫn kiên quyết không trả đất thuộc sở hữu Nhà nước, thậm chí còn liên tục thuê xã hội đen đến uy hiếp gây rối.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Đập phá tài sản là gì?

Đập phá tài sản là dùng các hành vi như đấm, đá, ném,.. để có thể gây hư hỏng tài sản, khiến tài sản không thể sử dụng bình thường hoặc mất giá trị sử dụng, không dùng được nữa.

Do vậy, đập phá tài sản của nhà nước của trường hợp trên; có thể xếp vào một trong những hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Cấu thành tội phạm của Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự; và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự. Cụ thể

  • Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Người 16 tuổi chịu trách nhiệm về mọi tội phạm

Mặt khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này xâm phạm là quan hệ sở hữu tài sản hợp pháp của người khác.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên với lỗi cố ý.

Mục đích: nhằm hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi hủy hoại tài sản làm tài sản lâm vào tình trạng mất hẳn giá trị sử dụng của nó; không thể khôi phục lại được. Hành vi nói trên được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn như người này chủ động đập phá, hoặc đốt cháy, hoặc đem tài sản của người khác bỏ xuống nước, cố tình bỏ mặc cho tài sản bị hỏng… dẫn đến tài sản này bị hư hại, giảm giá trị, hoặc bị tiêu hủy luôn.

Hậu quả: làm giá trị sử dụng của tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu đồng trở lên. Trường hợp dưới 2 triệu đồng thì hậu quả người phạm tội gây ra phải rất nghiêm trọng hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự; hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Côn đồ đập phá tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi của nhóm côn đồ đập phá tài sản của công ty TNHH MTV có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Có các khung hình phạt sau:

Khung 1

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

Khung 3

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Khung 4

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xử phạt hành chính đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tài sản

Trong trường hợp hành vi hủy hoại, phá hoại tài sản của người khác chưa đủ yếu tố để cấu  thành tội hình sự thì người có hành vi này có thể bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt được quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định; về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội… cụ thể như sau:

“Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng; đối với hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác.”

Giải quyết vấn đề

Như vậy hành vi của côn đồ đập phá tài sản; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Theo đó khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 20 năm tù

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Côn đồ đập phá tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hủy hoại tài sản là gì?

Hủy hoại tài sản là cố ý làm cho tài sản của người khác mất giá trị sử dụng; ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Tùy vào mức độ hủy hoại tài sản mà người thực hiện hành vi; sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Gây rối trật tự công cộng bị xử phạt như thế nào?

Gây rối trật tự công cộng có thể bị phạt tiền đến 05 triệu đồng khi bị xử lý vi phạm hành chính hoặc phạt tiền đến 50 triệu đồng, phạt tù đến 07 năm khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự là gì?

Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm nhưng do đáp ứng các điều kiện nhất định mà không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó. Xét về bản chất pháp lý của miễn trách nhiệm hình sự.
Đây là chế định nhân đạo được áp dụng đối với người mà hành vi của người đó đã thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự nhưng do người này có các điều kiện nhất định để được miễn trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận