Con dâu có tên trong sổ hộ khẩu có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng?

15/08/2022
Con dâu có tên trong sổ hộ khẩu có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng?
510
Views

Trong cuộc sống gia đình, nhiều con rể, con dâu là người gần gũi, quan tâm và chăm sóc cha mẹ vợ, cha mẹ chồng hơn cả con đẻ. Vấn đề con dâu, con rể có được nhận thừa kế từ cha mẹ vợ, cha mẹ chồng hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm tới. Luật sư 247 có nhận được một câu hỏi từ một bạn đọc giấu tên rằng: Con dâu có tên trong sổ hộ khẩu có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định phá luật về nội dung này tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Con dâu, con rể hưởng tài sản thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ theo di chúc hay không?

Thừa kế theo di chúc được quy định tại Điều 624 và Điều 626 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể như sau:

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy, theo quy định trên, cá nhân có tài sản có thể lập di chúc để thể hiện ý chí của mình trong việc chuyển tài sản của người đó qua cho người khác sau khi họ chết và một trong những quyền cơ bản của người lập do chúc là chỉ định người thừa kế, và người thừa kế ở đây không phân biệt là người có cùng huyết thống hay không, mà họ có thể chỉ định bất kỳ người thừa kế là ai, kể cả là người không có mối quan hệ gì.

Vì vậy, nếu trong trường hợp cha mẹ chồng, cha mẹ vợ lập di chúc và chỉ định rõ người thừa kế trong di chúc là con dâu, con rể của mình thì con dâu, com rể có thể hoàn toàn được hưởng thừa kế tài sản từ bố mẹ vợ, bố mẹ chồng.

Con dâu, con rể hưởng tài sản thừa kế tài sản của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là trường hợp thừa kế mà người để lại tài sản thừa kế không lập di chúc hoặc lập di chúc nhưng không đúng quy định pháp luật.

Con dâu có tên trong sổ hộ khẩu có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng?
Con dâu có tên trong sổ hộ khẩu có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng?

Thừa kế theo di chúc được quy định tại Điều 676 BLDS 2015. Cụ thể như sau:

Theo qui định tại điều 676 về “Người thừa kế theo pháp luật” của Bộ Luật Dân sự:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, con dâu không thuộc hàng thứ kế nào của bố mẹ chồng. Do đó, con dâu không được hưởng thừa kế theo pháp luật của bố mẹ chồng.

Cùng với đó, con rể không thuộc hàng thừa kế nào của bố mẹ vợ nên con rể cũng không phải là người thừa kế của bố mẹ vợ khi bố mẹ vợ chết không để lại di chúc.

Như vậy có nghĩa là, con rể và con dâu chỉ được hưởng thừa kế từ cha mẹ vợ, cha mẹ chồng lập di chúc để lại tài sản thừa kế cho họ.

Ngoài trường hợp nêu trên, người con dâu, con rể còn có thể được hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng, cha mẹ vợ trong trường hợp con trai, con gái của người để lại di sản thừa kế chết sau khi cha mẹ chết.

Lúc này, sau khi cha mẹ chồng, cha mẹ vợ chết mà không để lại di chúc thì người con trai, con gái sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Nếu sau đó người này cũng chết thì phần di sản thừa kế mà người này được hưởng từ cha mẹ sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của người này gồm: vợ, chồng, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, con đẻ.

Bởi vậy, khi người chồng, người vợ chết sau khi bố mẹ chồng, bố mẹ vợ chết thì người con dâu, con rể có thể được quyền được hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng, cha mẹ vợ.

Tài sản không người thừa kế sẽ thuộc về ai?

Căn cứ Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Tuy nhiên, cần chú ý nghĩa vụ tài sản được quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự 2015 theo thứ tự như sau: Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác.

Như vậy, trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế thì sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản, số tài sản còn lại mới thuộc về Nhà nước.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Con dâu có tên trong sổ hộ khẩu có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng? ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, cách tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử… Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Di chúc có những nội dung gì?

Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
Ngày, tháng, năm lập di chúc;
Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
Di sản để lại và nơi có di sản.
Di chúc có thể có các nội dung khác

Di chúc trái pháp luật khi nào?

Di chúc vô hiệu khi người lập di chúc không có năng lực chủ thể lập di chúc.
Di chúc vô hiệu nếu khi lập di chúc người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt, bị lừa dối, đe dọa.
Di chúc vô hiệu khi nội dung, mục đích của di chúc vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Di chúc vô hiệu khi không tuân thủ điều kiện về hình thức mà pháp luật quy định.

Pháp luật quy định như thế nào về những người thừa kế theo pháp luật?

Những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.