Tham gia đóng Bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp người dùng nhận được một khoản trợ cấp trong khoảng thời gian nghỉ việc. Vậy, bạn đã biết cách xem thông tin đóng bảo hiểm này chưa? Có thể tra cứu bảo hiểm thất nghiệp theo những cách nào? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ hướng dẫn bạn tra cứu bảo hiểm thất nghiệp nhanh, chính xác nhất. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013: “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”
Các chế độ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Điều 42 Luật Việc làm 2013, có 4 chế độ quyền lợi cho người tham gia là:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm (Dành cho người sử dụng lao động).
Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cách tính trợ cấp thất nghiệp các tháng như sau:
Mức hưởng hàng tháng = Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%
Mức hưởng này tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:
- Cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp.
- Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Điều kiện để nhận trợ cấp thất nghiệp.
1. Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày
Có thể tra cứu bảo hiểm thất nghiệp theo những cách nào?
Cách 1: Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bước 1: Bạn truy cập trang web Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam > Nhập mã số BHXH và tích vào ô “Tôi không phải người máy”.
Bước 2: Làm theo yêu cầu của hệ thống xác nhận, sau đó kích chọn nút “Lấy mã OTP” và chờ tin nhắn có mã OTP được gửi đến số điện thoại bạn đã đăng ký với BHXH.
Bước 3: Điền mã số xác nhận OTP trong tin nhắn nhận được vào ô “ Nhập mã OTP” (trong thời gian 4 phút kể từ khi nhận được tin nhắn), kích chọn nút “Đăng nhập” để bắt đầu quá trình tra cứu
Bước 4: Tiếp tục nhập mã số BHXH cần tra cứu, tích chọn ô xác nhận “Tôi không phải là người máy” và chọn nút “Tra cứu”, bạn sẽ nhận được bảng kết quả thông tin tra cứu của người có mã số BHXH tương ứng.
Cách 2: Tra cứu qua ứng dụng VssID.
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.
Bước 2: Chọn mục Quản lý cá nhân trên thanh tiện ích ở phía dưới > chọn mục Quá trình tham gia.
Bước 3: Lúc này, giao diện sẽ hiển thị ra quá trình tham gia các loại bảo hiểm của bạn như: BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ),… Bạn hãy chọn mục “BHTN” để xem quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình nhé!
Cách 3: Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại SMS.
Ngoài việc tra cứu qua Cổng thông tin bảo hiểm xã hội Việt Nam , hay qua phần mềm thì bạn cũng có thể tra cứu bảo hiểm thất nghiệp qua SMS được gửi đến số 8079.
- Tra cứu thời gian tham gia BHXH: BH QT (Mã số BHXH) gửi 8079.
- Tra cứu hồ sơ đã nộp và tình trạng hồ sơ: BH HS (Mã hồ sơ) gửi 8079.
- Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế: BH THE (Mã thẻ bảo hiểm y tế) gửi 8079.
- Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo năm: BH QT (Mã số BHXH) (Từ năm) (Đến năm) gửi 8079.
- Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian: BH QT (Mã số BHXH) (Từ tháng – năm ) (Đến tháng – năm) Gửi 8079
Cách 4: Gọi tổng đài bảo hiểm.
Bạn có thể gọi lên Tổng đài tư vấn và chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam theo số điện thoại 1900.9068 để được hỗ trợ tra cứu BHTN. Bên cạnh đó, để quá trình trao đổi với tổng đài viên được nhanh hơn, bạn hãy chuẩn bị mã số BHXH của mình trước nhé!
Cách 5: Xem trong sổ BHXH của người lao động.
Một cách khá đơn giản đó là sau khi công ty gần nhất tất toán sổ BHXH của bạn xong, bạn có thể xem quá trình đóng BHTN trong phiếu Quá trình đóng Bảo hiểm Xã hội của bạn nhé!
Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ sẽ được chuẩn bị đầy đủ như đã liệt kê ở trên. Phải đủ những giấy tờ tài liệu sau;
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
- Sổ bảo hiểm xã hội bản gốc.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Có 2 cách thức nộp hồ sơ bản hiểm thất nghiệp. Một là nộp trực tiếp tại trung tâm hỗ trợ việc làm; hai là gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Các làm cụ thể từng cách như sau:
Cách 1: Nộp trực tiếp
Thời gian giải quyết là 20 Ngày làm việc
Người lao động phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 17 Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
Cách 2: Nộp qua đừng bưu điện
Thời gian giải quyết là 20 Ngày làm việc. Tuy nhiên thời gian 20 ngày còn phải cộng thêm thồi gian chờ bưu điện gửi được hồ sơ đến cơ quan.
Bước 3: Nhận kết quả.
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả và trao phiếu cho người nộp hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trả lại cho người nộp và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả người lao động phải đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Lỗi lấn làn đường phạt bao nhiêu tiền năm 2022
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có thể tra cứu bảo hiểm thất nghiệp theo những cách nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời gian trong điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định như sau:
– Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy có nghĩa là trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nghỉ việc; người có đủ điều kiện nhận trợ cấp cần phải làm hộ sơ và nộp cho cơ quan chuyên môn ở địa phương.
Trong thời gian giãn cách xã hội, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp hoàn toàn có thể nộp hồ sơ thông qua bưu điện. Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp vẫn được giải quyết bình thường.
Lưu ý, khi nộp hồ sơ qua bưu điện, người lao động cần chuẩn bị thêm một bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính là ngày ghi trên dấu bưu điện.
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;