Có thể thuê người nước ngoài làm việc online không?

04/05/2023
Có thể thuê người nước ngoài làm việc online không?
245
Views

Chào Luật sư. Công ty tôi là công ty sản xuất chuyên ngành may mặc. Hiện tại, một số vị trí cần các kỹ sư, chuyên gia người nước ngoài đảm nhiệm công việc có yêu cầu trình độ cao. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể thu xếp để sang Việt Nam làm việc. Thay vào đó, họ yêu cầu chúng tôi ký hợp đồng lao động từ xa. Vậy, theo luật định, có thể thuê người nước ngoài làm việc online không? Việc ký hợp đồng lao động online như vậy có tiềm ẩn các rủi ro pháp lý không? Tôi rất mong nhận được sự phản hồi sớm từ phía luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định của pháp luật về hình thức làm việc online

Căn cứ Điều 185 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

– Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm thường xuyên tại nhà.

– Người lao động làm việc tại nhà theo hình thức gia công không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.

Tuy nhiên, pháp luật lao động hiện hành chưa thể bao quát hết những vấn đề pháp lý phát sinh khi triển khai mô hình làm việc trực tuyến, và cũng có không ít doanh nghiệp chưa từng áp dụng hình thức làm việc trực tuyến trước đây, nên trong chừng mực nào đó, xu thế chuyển sang làm việc trực tuyến hiện nay gây bỡ ngỡ và lúng túng cho doanh nghiệp trong áp dụng pháp luật lao động.

Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động

Theo quy định tại điều 13 Bộ luật lao động 2019:

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Hợp đồng lao động phải được xác lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực và tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

Có thể ký hợp đồng lao động làm việc online với người nước ngoài hay không?

Hợp đồng lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động 2019, theo đó phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của Bộ luật này như sau:

Phạm vi điều chỉnh Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Đối tượng áp dụng

1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

2. Người sử dụng lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Nếu trường hợp người lao động nước ngoài không đến Việt Nam làm việc thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của bộ luật lao động 2019. Trường hợp này cũng không thể xác lập quan hệ lao động.

Có thể thuê người nước ngoài làm việc online không?

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể hợp tác với lao động người nước ngoài dưới hình thức ký kết hợp đồng dịch vụ.

Căn cứ theo Điều 513, 514 Bộ luật dân sự 2015:

Hợp đồng dịch vụ Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ : Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Chấm dứt hợp đồng dịch vụ với người nước ngoài như thế nào?

Căn cứ Điều 520 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ như sau:

  1. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ 1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
  2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, nếu bạn hợp tác với người nước ngoài thông qua hợp đồng dịch vụ, nếu không còn nhu cầu nữa, bạn hoàn toàn có thể chấm dứt hợp đồng, việc chấm dứt này cần tuân theo các quy định của pháp luật.

Những lưu ý khi thuê người nước ngoài làm việc online

Có thể thuê người nước ngoài làm việc online không?
Có thể thuê người nước ngoài làm việc online không?

Mời bạn đọc xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Có thể thuê người nước ngoài làm việc online không?“. Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc. Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về các vấn đề về nhiều lĩnh vực. Nếu bạn có thắc mắc về dịch vụ làm sổ đỏ lần đầu, hãy gửi những vấn đề đến chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp tận tình mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện thuê lao động nước ngoài

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động nước ngoài vào làm quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Trong đó, lao động nước ngoài phải là người: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; Có giấy phép lao động, trừ các trường hợp được miễn.

Thủ tục để sử dụng lao động nước ngoài

Bước 1: Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động
Bước 2: Xin cấp giấy phép lao động

Hợp đồng lao động online có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 20, Bộ luật lao động 2019 định nghĩa về thì hợp đồng lao động có thời hạn quy định là loại hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng (3 năm) kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.