Có thể dùng bằng lái xe để đăng ký doanh nghiệp không?

23/07/2022
Có thể dùng bằng lái xe để đăng ký doanh nghiệp không?
559
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi đang chuẩn bị giấy tờ, thủ tục để đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng tôi bị mất ví, mất căn cước công dân, hộ chiếu và chỉ còn bằng lái xe. Không biết rằng tôi có thể dùng bằng lái xe để đăng ký doanh nghiệp không? Bên cạnh đó, Luật sư có thể giải đáp thêm cho tôi về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được không? Nếu tôi ủy quyền cho người khác đăng ký doanh nghiệp thì giấy ủy quyền có phải công chứng không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Có thể dùng bằng lái xe để đăng ký doanh nghiệp không?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:

1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Như vậy, anh/chị không thể dùng bằng lái xe thay thế giấy tờ pháp lý để đăng ký doanh nghiệp được. Theo đó, anh/chị có thể làm lại các giấy tờ pháp lý đã mất theo quy định trên để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm những gì?

(1) Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

(2) Đối với công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

Có thể dùng bằng lái xe để đăng ký doanh nghiệp không?
Có thể dùng bằng lái xe để đăng ký doanh nghiệp không?

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

(3) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

(4) Đối với công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ tương ứng như trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:

– Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Qua dịch vụ bưu chính;

– Qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Văn bản ủy quyền cá nhân khác đăng ký doanh nghiệp có cần công chứng không?

Theo Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:

Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:

1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

2. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

3. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

4. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cần phải có văn bản ủy quyền và văn bản trên không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. 

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có thể dùng bằng lái xe để đăng ký doanh nghiệp không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục tặng cho nhà đất, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp ở đâu?

Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Khi đăng ký doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?

Khi muốn đăng ký doanh nghiệp, bất kỳ lĩnh vực gì cũng đều cần chuẩn bị trước một số điều sau:
1. Cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với điều kiện thực tế của mình
2. Chuẩn bị đặt tên cho công ty
3. Cần chuẩn bị lựa chọn địa chỉ đặt trụ sở công ty
4. Lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp
5. Lựa chọn mức vốn điều lệ công ty phù hợp. Và chuẩn bị về mức thuế cần đóng khi thành lập công ty tương ứng với mức vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký
6. Lựa chọn người đại diện pháp luật có đủ khả năng điều hành doanh nghiệp
7. Chuẩn bị về giấy tờ thành lập công ty

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hay thường gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đăng ký kinh doanh) là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. Đây là một trong những giấy tờ pháp lý quan trọng cần có của doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.