Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được không?

28/07/2022
Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được không
820
Views

Bảo hiểm thai sản là một trong những quyền lợi và là một trong những chính sách an sinh xã hội của Nhà nước hỗ trợ cho lao động nữ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc là sau khi mình biết có thai mới đóng bảo hiểm thai sản liệu có được không? Để giải đáp tất cả thắc mắc, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề “Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được không?” qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản

Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thai sản được quy định cụ thể tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 của Quốc hội và Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:

– Lao động nữ mang thai

– Lao động nữ sinh con

– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

– Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

– Người lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con

Theo đó, lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội mà mang thai thì sẽ được hưởng chế độ khám thai. Bên cạnh đó, nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Người lao động đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được không?

Hiện nay, trong quy định về bảo hiểm xã hội không quy định về trường hợp cụ thể người có thai có được đóng bảo hiểm hay không?. Theo đó chỉ cần người lao động thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì khi có thai vẫn có thể đóng bảo hiểm thai sản được, cụ thể bao gồm những đối tượng quy định tại điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồnglao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ)Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;sĩ quan,hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đươc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chứcxã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Như vậy, dựa vào quy định trên thì khi có thai người lao động vẫn có thể đóng bảo hiểm thai sản được.

Mang bầu có được tham gia BHXH bắt buộc để hưởng thai sản?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, lao động nữ mang thai cũng sẽ được tham gia BHXH bắt buộc nếu làm việc theo hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên.

Và như vậy, người lao động sẽ được hưởng các chế độ của BHXH, trong đó có chế độ thai sản. Tuy nhiên, để được hưởng chế độ thai sản, lao động nữ sinh con phải đảm bảo điều kiện tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Lao động nữ sinh con;…

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Theo đó, lao động nữ mang bầu chỉ cần tham gia BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh, thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Phát hiện mang thai cần sớm đóng BHXH để kịp hưởng thai sản

Người lao động mang bầu rồi mới tham gia BHXH chỉ cần đóng từ đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.Trong khi đó, thời gian mang thai của phụ nữ thường kéo dài khoảng 09 tháng, một vài trường hợp lao động nữ còn bị sinh sớm nên thời gian này có thể ngắn hơn. Cùng với đó, không phải ai cũng phát hiện sớm về việc mình mang thai. Bởi vậy, thời gian từ lúc phát hiện mang thai đến lúc sinh con có thể sẽ ngắn hơn 09 tháng rất nhiều.

Do đó, lao động nữ khi phát hiện mình có thai cần sớm tham gia BHXH bắt buộc để kịp đóng đủ 06 tháng trở lên trước khi sinh con.

Lưu ý, mặc dù theo quy định của pháp luật chỉ cần đóng BHXH bắt buộc đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh thì khi sinh con được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, trên thực tế, trường hợp đủ 06 tháng đóng BHXH rất dễ bị cơ quan BHXH thanh tra do nghi ngờ trục lợi tiền BHXH.

Vì vậy, để được đảm bảo giải quyết chế độ thai sản, lao động nữ đã mang bầu cần đóng BHXH càng sớm càng tốt để có nhiều thời gian đóng BHXH.

Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được không?
Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được không?

Mức hưởng bảo hiểm thai sản

Mức tiền hưởng bảo hiểm thai sản dành cho người lao động được tính như sau:

Mức hưởng = (Mbq6t x 100% x L)

Trong đó:

– Mbq6t: Là mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

– L: Là số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi

Mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Căn cứ theo Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định “Lao động nữ sinh con được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Đối với trường hợp sinh con nhưng chỉ có bố tham gia BHXH thì bố được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.

Như vậy, đối với lao động mang thai rồi mới tham gia BHXH chỉ cần đóng từ đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Trong khi đó, thời gian mang thai của phụ nữ thường kéo dài trung bình khoảng 09 tháng, một vài trường hợp lao động nữ còn bị sinh sớm nên thời gian này có thể ngắn hơn. Cùng với đó, không phải ai cũng phát hiện sớm về việc mình mang thai. Bởi vậy, thời gian từ lúc phát hiện mang thai đến lúc sinh con có thể sẽ ngắn hơn khoảng thời gian 09 tháng. Do đó, lao động nữ khi phát hiện mình có thai cần sớm tham gia BHXH bắt buộc để kịp đóng đủ 06 tháng trở lên trước khi sinh con để được hưởng bảo hiểm thai sản.

Để được đảm bảo giải quyết chế độ thai sản, lao động nữ đã mang bầu cần đóng BHXH càng sớm càng tốt để có nhiều thời gian đóng BHXH.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được không?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như Giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa đặc biệt của chế độ bảo hiểm thai sản là gì?

– Tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ và thực hiện công tác xã hội.
– Tạo điều kiện cho lao động nam thực hiện nghĩa vụ khi có vợ sinh con.
– Đảm bảo thu nhập cho người lao động trong thời gian hưởng thai sản.
– Đảm bảo sức khỏe cho người lao động và quyền được chăm sóc của trẻ sơ sinh.

Đối tượng nào được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản?

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ thai sản gồm:
– Lao động nữ mang thai;
– Lao động nữ sinh con;
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ;
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
– Lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai như đặt vòng tránh thai, triệt sản.
Tuy nhiên, để được hưởng thai sản, các đối tượng này cần phải đảm bảo điều kiện:
– Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, người mẹ mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải có thời gian đóng BHXH tối thiểu 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà không đảm bảo sức khỏe, phải nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì cần phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trước khi sinh.

Thời gian chờ bảo hiểm thai sản như thế nào?

Thời gian chờ là thời gian kể từ lúc hợp đồng có hiệu lực cho tới thời điểm người tham gia được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Thông thường thời gian chờ là 210 ngày, 280 ngày hoặc 12 tháng tùy từng công ty bảo hiểm và từng gói bảo hiểm là thời gian chờ đợi khi bạn mua bảo hiểm đến khi thụ thai.
Các chị chỉ được thanh toán 100% quyền lợi bảo hiểm thai sản của hợp đồng nếu mang thai và sinh em bé sau “thời gian chờ”. Chú ý thêm, nếu sau “thời gian chờ” đến hết hạn hợp đồng bạn vẫn chưa có bầu thì coi như hợp đồng hết hiệu lực, bạn muốn tham gia phải đóng tiền tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.