Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ phải đáp ứng điều kiện nào?

02/09/2022
Điều kiện mà cơ sở đóng mới cải hoán tàu cá vỏ gỗ phải đáp ứng?
389
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Văn Tuấn, tôi sinh ra và lớn lên ở vùng biển, từ trước đến nay luôn sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Tôi hiện đang tìm hiểu các quy định tàu cá nhằm để đóng được loại tàu này phát triển việc làm ăn. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ phải đáp ứng điều kiện nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ phải đáp ứng điều kiện nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ phải đáp ứng điều kiện nào?

Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ như sau:

1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 2 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 5 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại II, loại III).

Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép phải đáp ứng điều kiện nào?

Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép như sau:

1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 4 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I, loại II); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại III).

Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ phải đáp ứng điều kiện nào?
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ phải đáp ứng điều kiện nào?

Quy định điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới như nào?

Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới như sau:

1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 2 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 5 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại II, loại III).

Quy định điều kiện đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I như nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì việc điều kiện đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I như sau:

– Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập (đối với trường hợp là cơ sở đăng kiểm công lập) hoặc được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã; cơ sở đăng kiểm tàu cá phải độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với tổ chức, cá nhân kinh doanh tàu cá, đóng mới, cải hoán tàu cá, thiết kế tàu cá;

– Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu: Có thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu; có thiết bị được kết nối mạng và truyền dữ liệu với các cơ quan liên quan về hoạt động đăng kiểm tàu cá của cơ sở; có dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kiểm tra kỹ thuật theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;

– Có đăng kiểm viên trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong đó, có ít nhất 01 đăng kiểm viên hạng I và 02 đăng kiểm viên hạng II;

– Thiết lập và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.

Tự ý đóng tàu cá không có thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt bị phạt như nào?

Căn cứ Điều 31 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá như sau:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không đúng thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định hoặc không đúng với nội dung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.

4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.

Như vậy, hành vi đóng tàu cá mà không có thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo như quy định trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ phải đáp ứng điều kiện nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: mã tra cứu hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá như nào?

Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá như sau:
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá được phân loại như sau:
1. Cơ sở loại I: đóng mới, cải hoán tất cả các loại tàu cá theo vật liệu vỏ.
2. Cơ sở loại II: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo vật liệu vỏ.
3. Cơ sở loại III: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét theo vật liệu vỏ.

Không viết số đăng ký tàu cá thì bị phạt như nào?

Tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về đăng ký tàu cá như sau:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không viết số đăng ký tàu cá hoặc viết số đăng ký tàu cá không đúng quy định.
Như vậy, hành vi không viết số đăng ký tàu cá sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo như quy định trên.

Nhập khẩu tàu cá không đúng thông số kỹ thuật với giấy phép nhập khẩu bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá (không áp dụng đối với trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam) như sau:
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu cá có đặc điểm, thông số kỹ thuật không đúng với giấy phép nhập khẩu.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, hành vi nhập khẩu tàu cá có thông số kỹ thuật trên tàu không đúng với giấy phép nhập khẩu sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Buộc tái xuất tàu cá đối với hành vi vi phạm.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.