Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào?

15/02/2022
Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào
1282
Views

Theo luật học, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp. Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất. Vậy cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào?? Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nội dung trên

Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào?

Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất.

cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào?

Xét theo sự phân công. các cơ quan tư pháp EỖ ông qua việc kịp thời chức năng bảo vệ pháp luật thô ) lửa phát hiện, điều tra, truy tố, xét Xử các hành vi trái pháp luật, có tính chất nguy hiểm cho xã hội gỡ con người thực hiện và nhân danh nhà nước ra các chế tài thích hợp được Bộ luật hình sự quy định hoặc gi! quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế, lao động, hành chính giữa các thể nhân hoặc thể nhân và pháp nhân, nhân danh nhà nước đưa ra các phán xét, phán quyết bảo đảm các quyển, lợi ích hợp pháp của thể nhân, pháp nhân.

Về mô hình tổ chức, các cơ quan tư pháp thường được Hiến pháp – Luật cơ bản của Nhà nước quy định. Hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào?

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan:

Thứ nhấtTòa án nhân dân

Chức năng của Tòa án nhân dân:

Được quy định tại khoản 1 – Điều 102 – Hiến pháp năm 2013 như sau:

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.

Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân có đặc điểm khác so với việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước khác như:

+ Chỉ có Tòa án nhân dân mới có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Khi xét xử Tòa án đều nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bản án và các quyết định của Tòa án mang tính quyền lực nhà nước.

+ Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân mang tính bắt buộc đối với bị cáo hoặc các đương sự cho nên hoạt động xét xử của Tòa án phải tuân theo các thủ tục tố tụng nghiêm ngặt.

+ Việc xét xử của Tòa án nhân dân có tính quyết định cuối cùng khi giải quyết các vụ việc pháp lý. Trong nhiều trường hợp, sau khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã giải quyết nhưng đương sự không đồng ý với cách giải quyết đó và yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết, Tòa án nhân dân có thể xem xét và quyết định. Quyết định của Tòa án nhân dân có thể thay thế cho các quyết định đã được giải quyết trước đó và quyết định của Tòa án nhân dân là quyết định cuối cùng.

+ Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là hoạt động áp dụng pháp luật.

Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân:

Quy định tại khoản 3 – Điều 102 – Hiến pháp năm 2013 như sau:

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Do đó, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là:

+ Bảo vệ công lý;

+ Bảo vệ quyền con người, quyền công dân;

+ Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chứ, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành (khoản 2 – Điều 2 – Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).

Thứ hai: Viện kiểm sát nhân dân

Chứ năng của Viện kiểm sát nhân dân:

Căn cứ quy định khoản 1 – Điều 107 – Hiến pháp năm 2013 quy định:

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.

+ Chức năng thực hành quyền công tố:

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin bán về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đây là chức năng đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân được Hiến pháp trao cho mà các cơ quan nhà nước khác không thể thay thế nhằm đảm bảo cho pháp luật về tư pháp được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:

Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.

Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

+ Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp:

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiêp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 4 Luật tổ chứ Viện kiểm sát nhân dân năm 2014).

Viện kiểm sat nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp nhằm các mục đích cụ thể như sau:

+ Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sưn, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

+ Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ.

+ Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh.

+ Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:

+ Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

+ Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy.

Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân:

Căn cứ quy định tại khoản 3 – Điều 107 – Hiến pháp năm 2013 và khoản 1 – Điều 2 – Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014:

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào” . Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, cách tra số mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tòa án nhân dân có những nhiệm vụ gì?

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ gì?

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.