Có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?

03/11/2023
Có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?
163
Views

Việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn phụ thuộc vào quy định của từng tổ chức hoặc quốc gia. Một số tổ chức hoặc doanh nghiệp có yêu cầu nộp báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng hóa đơn để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và kiểm soát tài chính. Theo quy định pháp luật của Việt Nam, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và nộp báo cáo này cho cơ quan có thẩm quyền đúng thời hạn và mẫu đã quy định. Vậy có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Doanh nghiệp có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?

Theo quy định pháp luật, lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là nghĩa vụ của một số doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên có một số trường hợp không phải nộp báo tình hình sử dụng hóa đơn. Dưới đây là một số quy định pháp luật cụ thể về các trường hợp không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Hiện nay, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử sẽ không phải lập và gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế trừ trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố chưa khắc phục được, cơ quan thuế phải bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng.

Cụ thể, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Sử dụng hóa đơn đặt in của cơ quan thuế do hệ thống cấp mã hóa đơn điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố và chưa khắc phục được

Khoản 2 Điều 20 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

2. Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên. Tổng cục Thuế lựa chọn một số tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử có đủ điều kiện để ủy quyền cấp mã hóa đơn điện tử trong trường hợp hệ thống của cơ quan thuế gặp sự cố.

Trường hợp trong thời gian chưa khắc phục được sự cố của cơ quan thuế thì cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng. Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục, cơ quan thuế thông báo để các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.”

Trường hợp 2: Khi chia, tách, sáp nhập, phá sản, giải thể…

Khoản 2 Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định một số trường hợp khác phải nộp báo cáo theo sự kiện phát sinh.

Cụ thể, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế khi:

  • Chia, tách, sáp nhập, phá sản, giải thể hay chuyển đổi sở hữu.
  • Giao, khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

Trước ngày 01/7/2022, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế cũng phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ.

Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2022, tất cả doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đều phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử nên sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nữa và chỉ phải nộp nếu thuộc 01 trong 02 trường hợp nêu trên.

Lưu ý:

­Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê với cơ quan thuế nơi chuyển đi.

Như vậy, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, trừ một số trường hợp nêu trên.

Mức phạt chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bao nhiêu?

Vì nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là nghĩa vụ của một số doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh nên trường hợp các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thì sẽ bị phạt. Hình thức xử phạt là phạt tiền, chậm nộp nhiều ngày thì tiền nộp phạt càng nhiều. Dưới đây là quy định cụ thể.

Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn có thể là 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế về việc tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc cùng với thời hạn quyết toán thuế.

Theo Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy mức độ vi phạm, mức phạt đối với hành vi chậm/không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như sau:

  • Hình phạt chính:
Hành viMức phạt
Chậm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Từ 01 ngày – 05 ngày (có tình tiết giảm nhẹ)Phạt cảnh cáo
Từ 01 ngày – 10 ngày (không có tình tiết giảm nhẹ)Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng
Từ 11 ngày – 20 ngàyPhạt tiền từ 02 – 04 triệu đồng
Từ 21 ngày – 90 ngàyPhạt tiền từ 04 – 08 triệu đồng
Từ 91 ngày trở lênPhạt tiền từ 05 – 15 triệu đồng
Không nộp Báo cáo – 15 triệu đồng- Buộc phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Như vậy, mức phạt tiền đối với hành vi không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là 05 – 15 triệu đồng đối với tổ chức và 2,5 – 7,5.

Có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?

Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là khi nào?

Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn pháp luật có quy định cụ thể. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng được pháp luật quy định. Do đó, các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn phải tìm hiểu về thời hạn nộp báo cáo là khi nào. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về thời hạn nộp báo cáo.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Hàng quý, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được nộp theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh việc sử dụng hóa đơn theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (= 0), không cần gửi bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ. Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua hóa đơn, không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.”

Như vậy, hàng quý, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là:

  • Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4
  • Quý II nộp chậm nhất là ngắy 31/7
  • Quý III nộp chậm nhất là ngày 31/10
  • Quý IV nộp chậm nhất là ngày 31/01 của năm sau.

Khuyến nghị

Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ làm hóa đơn điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không? Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ khác liên quan đến tư vấn pháp lý phí sang tên sổ đỏ là bao nhiêu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hóa đơn điện tử là gì?

– Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
+ Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
+ Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
(Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

Bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:
– Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ.
– Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.

Khi nào được chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy?

Điều 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy như sau:
– Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi:
+ Có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; hoặc
+ Theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
– Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
– Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

4/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.