Có phải dán nhãn phụ khi nhập hàng ngoại về Việt Nam?

16/09/2022
Có phải dán nhãn phụ khi nhập hàng ngoại về Việt Nam?
496
Views

Theo quy định pháp luật, hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam phải có nhãn phụ. Tuy nhiên, tùy loại hàng hóa chưa đủ các nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa thì mới phải dán nhãn phụ. Vậy có phải dán nhãn phụ khi nhập hàng ngoại về Việt Nam? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Có phải dán nhãn phụ khi nhập hàng ngoại về Việt Nam?

Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa:

“3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”

Theo quy định trên nếu hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nếu chưa được thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bằng tiếng Việt thì bắt buộc phải có nhãn phụ thể hiện các nội dung bằng tiếng Việt bạn nhé.

Dán nhãn phụ lên hàng hóa nhập khẩu có phải đăng ký không?

Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa:

“3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”

Trách nhiệm về ghi nhãn hàng hóa thuộc về tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP về nhãn hàng hóa như sau:

  • Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
  • Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.

  • Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.

Khi ghi và dán nhãn phụ thì không phải thực hiện thủ tục đăng ký hoặc xin phép trừ khi muốn dãn nhãn phụ ngay tại kho ngoại quan thì chỉ được thực hiện khi được cho phép. Pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay nghiêm cấm việc nhập khẩu hàng hóa đã dán nhãn phụ trước khi vào Việt Nam.

Có phải dán nhãn phụ khi nhập hàng ngoại về Việt Nam?
Có phải dán nhãn phụ khi nhập hàng ngoại về Việt Nam?

Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 48 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định:

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định pháp luật mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan:

a) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa có nhãn (kể cả nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa;

b) Nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.”

Tại khoản khoản 2 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 49 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định:

“2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;

h) Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.”

Tùy vào từng trường hợp, mức độ vi phạm cụ thể thì sẽ có mức phạt riêng, bạn tham khảo quy định trên để biết thông tin chi tiết.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Có phải dán nhãn phụ khi nhập hàng ngoại về Việt Nam?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về: Giấy phép sàn thương mại điện tử, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, công văn xác minh đăng ký lại khai sinh, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhãn phụ hàng hóa phải bao gồm những nội dung gì?

Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì:
“Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu”.

Việc ghi nhãn phụ được quy định như thế nào?

Theo Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
– Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
– Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
– Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hoá theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hoá

Nội dung nào bắt buộc phải ghi trên nhãn phụ?

Theo Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định:
– Đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định điểm a, b, c khoản 2 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu trữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hoá ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP trước khi đưa hàng hoá vào lưu thông tại thị trường Việt Nam.
– Căn cứ quy định trên, nhãn phụ của hàng hoá phải thể hiện các nội dung sau:
+ Tên hàng hoá.
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá.
+ Xuất xứ hàng hoá.
+ Các nội dung khác tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá theo quy định của Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, ví dụ như định lượng, ngày sản xuất, thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản,…
Như vậy, các cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh các sản phẩm, hàng hoá nước ngoài tại thị trường Việt Nam cần đảm bảo các quy định về nhãn phụ hàng hoá.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.