Đặc xá năm 2021 khẳng định chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước với người phạm tội. Có được xin miễn chấp hành án phạt tù không? Thủ tục giải quyết đề nghị miễn chấp hành án phạt tù thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Bộ luật hình sự năm 2015;
- Luật Thi hành án hình sự 2019 số 41/2019/QH14;
- Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP
NỘI DUNG TƯ VẤN
Khái niệm miễn chấp hành án phạt tù
Miễn chấp hành hình phạt là trường hợp người bị kết án được Toà án quyết định họ không phải chấp hành một phần; hoặc toàn bộ hình phạt của bản án đã tuyên; khi họ có đủ các điều kiện do Bộ luật Hình sự quy định.
Có được xin miễn chấp hành án phạt tù không?
Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật hình sự như sau:
Điều 62. Miễn chấp hành hình phạt
1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát; Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị kết án đã lập công;
b) Mắc bệnh hiểm nghèo;
c) Chấp hành tốt pháp luật; có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Luật còn quy định một số trường hợp khác
3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm; chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm; đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật; hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai; hỏa hoạn; tai nạn; hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn.
6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt.
7. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.
Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù
1. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành án đang cư trú; hoặc làm việc lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng; và tổ chức phiên họp để xét, quyết định. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu Tòa án tính từ ngày nhận hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày ra quyết định về việc miễn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án; các cơ quan liên quan có thẩm quyền
4. Ngay sau khi nhận được quyết định miễn: làm thủ tục trả tự do cho người được miễn; và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự; hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp trên.
Hồ sơ đề nghị bao gồm
a) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền;
c) Đơn xin miễn chấp hành ánphạt tù của người bị kết án;
d) Đối với người bị kết án đã lập công; hoặc lập công lớn: bản tường trình, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
Đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo: kết luận của bệnh viện; hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên;
Đối với người bị kết án chấp hành tốt, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn: xác nhận chính quyền địa phương nơi cư trú.
Thủ tục giải quyết đề nghị miễn chấp hành án phạt tù
Ngay sau khi nhận văn bản, hồ sơ đề nghị, Tòa án phải ghi vào sổ nhận hồ sơ.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào sổ nhận hồ sơ đề nghị: Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng; quyết định miễn chấp hành án phạt tù
2. Sau khi được phân công chủ trì phiên họp, Thẩm phán xem xét, giải quyết như sau:
a) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù đã đầy đủ:
– Quyết định mở phiên họp xét miễn chấp hành án phạt tù
– Thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã đề nghị; cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp;
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù chưa rõ ràng; đầy đủ: đề nghị Viện kiểm sát đã đề nghị bổ sung tài liệu.
3. Quyết định mở phiên họp; gửi cho Viện kiểm sát đã đề nghị chậm nhất là 05 ngày trước khi mở phiên họp.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án hoãn phiên họp.
2. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người chấp hành án phạt tù hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người giám định, người phiên dịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.
Thời hạn hoãn phiên họp không quá 07 ngày, kể từ ngày hoãn.
1. Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án xem xét, quyết định cho người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù khi có đề nghị bằng văn bản của Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp hoặc người bị kết án.
2. Trường hợp không có đề nghị bằng văn bản: Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án chỉ tự mình xem xét, quyết định cho người bị kết án được hoãn chấp hành trong trường hợp người thân thích của người bị kết án; cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người bị kết án thường trú đề nghị bằng văn bản cho người bị kết án được hoãn .
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự.
2. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa.
3. Bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng.
4. Tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án phạt tù.