Có được tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi bị bệnh lao phổi

12/08/2022
Có được tham gia trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm khi bị bệnh lao phổi
414
Views

Xin chào luật sư. Hôm trước có người đến ứng tuyển làm nhân viên đứng máy sản xuất thực phẩm bên công ty tôi. Người này bị bệnh lao phổi và đang điều trị. Vậy xin hỏi người này có được tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi bị bệnh lao phổi không? Nếu công ty tôi nhận người này vào làm công việc trên thì có bị xử phạt không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Sản xuất kinh doanh thực phẩm là một trong những ngành nghề đảm bảo phải có kiến thức về an toàn thực phẩm cũng như các điều kiện khắt khe do thực phẩm được sử dụng trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người khác. Do đó pháp luật quy định đối với một số người mắc bệnh truyền nhiễm sẽ không được phép làm các công việc mà tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Vậy cụ thể vấn đề này được quy định như thế nào? Nếu sử dụng lao động trực tiếp tham gia sản xuất mà mắc bệnh có bị phạt? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Có được tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi bị bệnh lao phổi“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là gì?

Theo Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định:

Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.”

“Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.”

Trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm là người trực tiếp thực hiện các các hoạt động về sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định ở trên.

Người bị bệnh lao phổi có được tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được không?

Có được tham gia trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm khi bị bệnh lao phổi
Có được tham gia trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm khi bị bệnh lao phổi

Căn cứ Khoản 9 Điều 5 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về những hành vi bị cấm như sau:

“9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016 có quy định bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:

“b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota); vi rút Zika;”

Theo đó, bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B nên người này sẽ không được tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Do đó người sử dụng lao động không được phép bố trí người bị bệnh lao phổi làm các công việc như trên.

Doanh nghiệp sử dụng người bị bệnh lao phổi tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có bị phạt?

Căn cứ Điểm a Khoản 7, Điểm b Khoản 8 Điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm g Khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như sau:

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;”

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.

Như vậy, công ty bạn sử dụng người bị lao phổi vào người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng.

Người trực tiếp sản xuất thực phẩm có buộc phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm?

Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với cơ sở kinh doanh để được kinh doanh gồm có:

“Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định và có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.”

Do đó người trực tiếp sản xuất, kinh doanh buộc phải được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và được cấp giấy xác nhận mới có thể tham gia làm việc.

Pháp luật hiện nay đã bãi bỏ việc tổ chức thi và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm. Do đó doanh nghiệp phải tự tổ chức và tập huấn cho nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất và tự chịu trách nhiệm về vấn đề này khi không thực hiện.

Theo Điểm d Khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP như sau:

3.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

“đ) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;”

Theo đó nếu cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm quy định này sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Có được tham gia trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm khi bị bệnh lao phổi”. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ nộp báo cáo tài chính năm 2022; tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử; xác nhận tình trạng độc thân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân;.. và muốn được tư vấn các vấn đè pháp lý khác mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có được tuyển người mắc bệnh lao vào làm việc công ty thực phẩm?

Theo quy định trên thì người mắc bệnh lao không được trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Do đó người mắc bệnh lao vẫn có thể làm việc tại công ty thực phẩm đối với các công việc mà không trực tiếp tham gia sản xuất như bảo vệ, kế toán, hành chính,… miến là hộ không trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm của công ty sản xuất.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn trong bao lấu?

Theo Điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.”
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật an toàn thực phẩm.

Lao động mắc bệnh lao thì được nghỉ việc bao nhiêu ngày để điều trị?

Theo Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT, thì bệnh lao là bệnh phải cần chữa trị dài ngày.
Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động mắc bệnh như sau:
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
Do đó người lao động mắc bệnh lao sẽ được nghỉ tối đa 180 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.