Trong xu thế cạnh tranh như hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải có chiến lược nghiên cứu, xác định thị trường kinh doanh, phân tích hành vi và nhu cầu mua sắm của khách hàng, tìm mọi cách để tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất. Do vậy, việc khuyến mại luôn được các doanh nghiệp đề cao phát triển. Họ luôn muốn hàng hóa của họ có thể được đưa tới mọi nơi. Vậy Có được khuyến mại tại địa bàn không có địa điểm kinh doanh? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Khuyến mại là gì?
Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 thì khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Trong đó, thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
Các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật
09 hình thức khuyến mại được quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 và được hướng dẫn tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP như sau:
– Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
– Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
– Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
– Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
– Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.
Có được khuyến mại tại địa bàn không có địa điểm kinh doanh?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì:
Thương nhân thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện khuyến mại) trước khi thực hiện chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng từ 100 triệu đồng trở lên theo hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định này.
Quy định này không giới hạn thương nhân chỉ được thực hiện chương trình khuyến mại tại địa bàn có địa điểm kinh doanh. Theo đó, trường hợp thương nhân khuyến mại tại nhiều địa bàn và thuộc đối tượng phải thông báo hoạt động khuyến mại thì phải thực hiện việc thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công thương nơi tổ chức khuyến mại.
Khuyến mại chỉ diễn ra 1 ngày có phải thông báo không?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì:
Thương nhân thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện khuyến mại) trước khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định này.
Theo thông tin anh cung cấp, công ty anh thực hiện hoạt động khuyến mại dưới hình thức tặng hàng hóa cho khách hàng thân quen với thời gian khuyến mại diễn ra trong 1 ngày.
Đây là hình thức khuyến mại được quy định tại Điều 9 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, cụ thể là hình thức tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền, thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ thông báo trước khi thực hiện chương trình khuyến mại, không phân biệt thời gian diễn ra chương trình khuyến mại là 1 ngày hay nhiều ngày.
Thủ tục chuẩn bị thông báo chương trình khuyến mại
Để tiến hành thông báo chương trình khuyến mại, cần phải chuẩn bị những thủ tục để gửi lên Sở công thương.
Chuẩn bị hồ sơ
Khi chuẩn bị hồ sơ để thông báo chương trình khuyến mại, bạn cần chuẩn bị một hồ sơ thông báo theo mẫu có sẵn. Sử dụng mẫu 01 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ- CP. Sau khi doanh nghiệp đã chuẩn bị xong và điền đầy đủ vào trong mẫu này. Sẽ thực hiện gửi lên Sở công thương về tất cả những địa điểm mà mình chuẩn bị tổ chức khuyến mại.
Nội dung trong thông báo chương trình khuyến mại
Trong nội dung của thông báo, cần phải điền đầy đủ thông tin mới được Sở công thương chấp nhận. Bao gồm những nội dung như sau:
- Tên của doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại
- Tên của chương trình khuyến mại
- Địa điểm tổ chức chương trình khuyến mại
- Hình thức tổ chức chương trình khuyến mại
- Những mặt hàng, dịch vụ sẽ được sử dụng trong chương trình khuyến mại
- Những mặt hàng, dịch vụ sẽ được sử dụng để làm quà tặng cho khách hàng trong chương trình
- Thời gian cụ thể của chương trình
- Những đối tượng khách hàng cụ thể trong chương trình
- Cơ cấu về giải thưởng và tổng giá trị giải trưởng của chương trình
- Nội dung chi tiết về quá trình tổ chức chương trình
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có được khuyến mại tại địa bàn không có địa điểm kinh doanh?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ bảo hộ bản quyền tác giả trọn gói giá rẻ; mẫu trích lục hộ tịch… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Mua 1 tặng 1 có vi phạm quy định khuyến mại không?
- Mức phạt mang thai hộ vì mục đích thương mại năm 2022 là bao nhiêu?
- Đất thương mại dịch vụ là gì? Có thời gian sử dụng bao lâu?
Câu hỏi thường gặp
Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương.
Nội dung Nghị định 81 về đăng ký khuyến mại cũng đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung chương trình khuyến mại. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại đã được xác nhận đăng ký trước đó, thương nhân trước khi sửa đổi, bổ sung phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại đến cơ quan quản lý nhà nước nơi đã đăng ký. Hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung bao gồm 01 văn bản thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Căn cứ Khoản 1 Điều 91 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền khuyến mại của thương nhân như sau:
Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.
Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện.
Như vậy, đối chiếu các quy định trên có thể thấy Chi nhánh của thương nhân (công ty cổ phần) hoàn toàn được quyền tổ chức khuyến mại còn như bạn đề cập thì Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại cho thương nhân mà mình đại diện là đúng với quy định trên.