Tôi hiện đang thử việc trong công ty may mặc, tôi muốn hỏi khi đã hết kỳ hạn thời gian thử việc nhưng không ký hợp đồng lao động thì công ty có bị xử phạt không? Sắp tới nếu công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và nếu tôi đã ký hợp đồng lao động trước đó rồi thì có cần ký lại hợp đồng lao động nữa không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn Có cần ký lại hợp đồng lao động khi thay đổi loại hình doanh nghiệp? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Thay đổi loại hình doanh nghiệp là gì? Có những hình thức chuyển đổi như thế nào?
Căn cứ khoản 31 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
“31. Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.“
Như vậy, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Căn cứ Chương IX Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về những hình thức chuyển đổi doanh nghiệp bao gồm:
+ Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
+ Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
+ Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
+ Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
Có cần ký lại hợp đồng lao động khi thay đổi loại hình doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
– Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
– Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
– Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Như vậy, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không thuộc một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 nên người sử dụng lao động và người lao động không kết ký lại hợp đồng lao động khi tổ chức lại doanh nghiệp.
Không ký hợp đồng lao động sau khi kết thúc thử việc bị xử phạt thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thử việc như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
+ Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
+ Thử việc quá thời gian quy định;
+ Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
+ Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
– Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
+ Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Như vậy, trường hợp bạn đã ký hợp đồng thử việc sau khi bạn kết thúc thời gian thử việc và bạn đã đạt yêu cầu mà công ty vẫn không giao kết hợp đồng lao động thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
- Có quyền giữ xe máy của con nợ không chịu trả tiền không?
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có cần ký lại hợp đồng lao động khi thay đổi loại hình doanh nghiệp?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, dịch vụ bảo hộ logo công ty, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua 01 trong 03 hình thức sau đây:
(1) Hợp đồng lao động bằng văn bản.
(2) Hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
(3) Được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng;
Trừ các trường hợp sau đây bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản dù hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng:
Giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động để làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi.
Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình.
Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019 thì “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động“.
Hợp đồng phải xuất phát từ sự thỏa thuận giữa các bên
Hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh các hậu quả pháp lý. Đó có thể là: xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của bên chủ thể trong thực hiện giao kết hợp đồng.
Nội dung hợp đồng không được trái với đạo đức và chuẩn mực xã hội