Có bắt buộc phải có bằng cử nhân Luật khi làm công chức hộ tịch ở xã?

13/09/2022
Có bắt buộc phải có bằng cử nhân Luật khi làm công chức hộ tịch ở xã?
400
Views

Xin chào Luật sư 247. Em là sinh viên ngành Luật và có mong muốn trong tương lai làm công chức hộ tịch cấp xã. Luật sư cho em hỏi rằng Công chức cấp xã có bắt buộc phải có bằng Đại học không? Có bắt buộc phải có bằng cử nhân Luật khi làm công chức hộ tịch ở xã? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Công chức cấp xã phải có bằng đại học?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV, công chức cấp xã phải đáp ứng các tiêu chuẩn như:

– Hiểu biết lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, có trình độ văn hóa và chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ… (Theo Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP);

– Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

– Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã.

Tuy nhiên, đối với các công chức làm việc ở xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì chỉ yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.

Đặc biệt, dù yêu cầu về trình độ của công chức cấp xã là tốt nghiệp đại học trở lên nhưng tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này, Bộ Nội vụ quy định:

Công chức đã tuyển dụng trước 25/12/2019 mà chưa đạt đủ tiêu chuẩn thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 25/12/2019 phải đáp ứng đủ theo quy định

Có bắt buộc phải có bằng cử nhân Luật khi làm công chức hộ tịch ở xã?
Có bắt buộc phải có bằng cử nhân Luật khi làm công chức hộ tịch ở xã?

Do đó, nếu công chức xã chưa đạt chuẩn thì sẽ không bị thay thế ngay mà có thời hạn 05 năm để rèn luyện, đào tạo nâng cao trình độ đạt đến mức yêu cầu.

Đồng thời, những người dôi dư do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn nêu trên sẽ được xử lý như sau:

– Tinh giản biên chế;

– Giải quyết chế độ thôi việc, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu;

– Điều chuyển, bổ sung cho các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn cấp huyện hoặc ở cấp huyện khác thuộc tỉnh hoặc chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên.

Có bắt buộc phải có bằng cử nhân Luật khi làm công chức hộ tịch ở xã?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 Luật hộ tịch 2014 quy định trình độ của công chức hộ tịch cấp xã cụ thể như sau:

– Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;

– Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.

Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp – hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.

Như vậy theo quy định pháp luật trên, đối với công chức hộ tịch cấp xã pháp luật chỉ yêu cầu trình độ trung cấp luật trở lên, chứ không nhất thiết là bằng cử nhân chuyên ngành luật.

Dùng bằng giả, công chức xã bị đuổi việc ngay lập tức?

Xử lý kỷ luật

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP, khi công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng sử dụng giấy tờ không hợp pháp, tùy vào mục đích sử dụng mà sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức như:

– Cảnh cáo: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để tham gia đào tạo, bồi dưỡng, dự thi nâng ngạch công chức (Điều 10);

– Cách chức: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ (Điều 13);

– Buộc thôi việc: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị (Điều 14).

Xử phạt hành chính

Nếu sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả thì theo quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng và bị tịch thu văn bằng, chứng chỉ giả.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật thì sẽ bị:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đặc biệt, hành vi này có thể bị phạt tù đến 07 năm nếu sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Như vậy, theo quy định pháp luật, không phải mọi trường hợp, công chức xã sử dụng bằng giả đều bị buộc thôi việc ngay lập tức mà còn có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật nhẹ hơn là cảnh cáo hoặc cách chức.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Có bắt buộc phải có bằng cử nhân Luật khi làm công chức hộ tịch ở xã?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự;  công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam,  Tư vấn đặt cọc đất …. hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cách tính lương của công chức hộ tịch – tư pháp như thế nào?

Cụ thể, công thức tính lương của công chức hộ tịch – tư pháp vẫn áp dụng:
Mức lương = Hệ số x Lương cơ sở

Cơ quan nào có thẩm quyền lãnh đạo công chức hộ tích – tư pháp cấp xã?

Về mặt quản lý Nhà nước, công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, phường là bộ phận chuyên môn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở, đồng thời chịu sự lãnh đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan Tư pháp cấp trên.

Vai trò của công chức hộ tịch – tư pháp cấp xã là gì?

Công chức Tư pháp – Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, được ví là “cầu nối” đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân.
Đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch có vai trò tham mưu, giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý theo quy định pháp luật, bảo đảm ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Trước yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật, công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã cũng đã thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, đáp ứng được công việc được giao với khối lượng lớn và có tính chuyên sâu, trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến người dân ở cơ sở.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.