Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến và rất phức tạp hiện nay. Nó đã và đang là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội ở nước ta bởi nó gắn liền với lợi ích của người sử dụng đất. Trong đó; mục đích và ý nghĩa của giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải là vô cùng quan trọng. Vậy có bắt buộc hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai không?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?
Căn cứ theo Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền; nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”
Hòa giải tranh chấp đất đai là thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải giúp các bên hiểu lẫn nhau; đưa tranh chấp không vượt quá giới hạn nghiệm trọng; góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí khi theo đuổi vụ kiện. Chính vì vậy; nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai
Mục đích của hòa giải tranh chấp đất đai
- Khi các bên tranh chấp cùng nhau thương lượng dưới sự điều đình của bên thứ ba làm trung gian hòa giải; thì các tranh chấp có thể sẽ bị xóa bỏ hoặc có thể sẽ được nhìn nhận đơn giản hơn; tránh trở nên phức tạp..
- Cùng với đó hoạt động hòa giải còn giúp các bên tranh chấp hiểu biết lẫn nhau; thông cảm cho nhau và hàn gắn tình cảm đã mất, khôi phục lại tình đoàn kêt. Điều này cũng góp phần duy trì sự ổn định; và trật tự trong nội bộ nhân dân mà không phải sử dụng đến các biện pháp cưỡng chế mệnh lệnh
- Thông qua chủ thể thứ 3 những người có hiểu biết kiến thức pháp luật sẽ góp phần tuyên truyền phổ biến; và giải thích pháp luật đất đai cho các bên tranh chấp và những cá nhân; tổ chức có liên quan. Từ đó nâng cao sự hiểu biết; và ý thức pháp luật của các bên tranh chấp nói riêng và nhân dân nói chung.
- Đồng thời khẳng định vai trò của các tổ chức làng xã và Uỷ ban nhân dân cấp xã trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai. Thông qua hoạt động hòa giải này, vị trí vai trò tổ chức được nâng lên cao hơn.
Có bắt buộc hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013; Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải; hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
Như vậy; việc hoà giải là do các bên tự nguyện; Nhà nước không quy định bắt buộc phải thực hiện hoà giải.
Tuy nhiên; tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện như sau:
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất; mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã; phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.
- Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã; phường; thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Tóm lại, chỉ đối với tranh chấp “ai là người có quyền sử dụng đất” thì mới bắt buộc phải thực hiện hoà giải tại UBND xã, phường nơi xảy ra tranh chấp.
Tại sao thủ tục hòa giải ở UBND cấp xã là bắt buộc?
Việc quy định bắt buộc về trình tự hòa giải phải tiến hành tại UBND cấp xã phường thị trấn; là bởi UBND cấp xã là cấp quản lí đất đai trực tiếp và gần gũi với nhân dân nhất; nơi địa bàn xảy ra tranh chấp đất đai. Do là cơ quan trực tiếp quản lí đất đai và là cơ quan gần gũi với người dân; nên UBND sẽ là cơ quan nắm rõ; và hưởng biết tường tận về lịch sử nguồn gốc sử dụng đất cũng như những biến động trong quá trình sử dụng của mảnh đất đang tranh chấp.
Hơn nữa là người quản lí đất đai trực tiếp, nên UBND xã nắm trong tay hệ thống hồ sơ; bản đồ địa chính; bản đồ ở cơ sở trong đó có các tài liệu chứng cứ pháp lí về thửa đất đang tranh chấp. Vì vậy việc hòa giải trong tranh chấp đất đai do UBND xã thực hiện sẽ thuận lợi hơn; hiệu quả; và khả năng thuyết phục sẽ cao hơn đối với các bên trong tranh chấp. Văn hóa làng xã từ xưa đến nay tác động không nhỏ suy nghĩ và hành động của người dân do đó; tận dùng điều này để giải quyết mâu thuẫn một cách nhanh chóng và ổn thỏa
Sự hòa giải từ UBND cấp xã sẽ có tính trách nhiệm cao khi có sự tham gia của của chủ thể thứ ba làm trung gian hòa giải. Thậm chí nếu các bên không giữ được thái độ hài hòa, nhún nhường; khăng khăng khẳng định mình đúng; đối phương sai thì càng làm tăng thêm mâu thuẫn và bất đồng. Sự tham gia của UBND xã; phường; thị trấn với thực tế; và đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật thì khả năng hòa giải sẽ cao hơn.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Có bắt buộc hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai không?.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết (khởi kiện tại Toàn án)
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau:
– Theo thủ tục hành chính
– Theo thủ tục tố tụng dân sự (khởi kiện tại tòa án nhân dân nơi có đất đang tranh chấp).
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định: Đối với tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBDN cấp xã nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.