CMND có giá trị sử dụng trong bao lâu? CMND hết hạn phải làm sao? Thủ tục cấp lại CMND hết hạn năm 2022 quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13)
- Thông tư 59/20201/TT-BCA
Nội dung tư vấn
Giá trị sử dụng của CMND
Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) quy định CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.
Mục 2, Phần II Thông tư này cũng quy định một trong những trường hợp công dân phải làm thủ tục đổi CMND là đã quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
Do đó, trong trường hợp mặc dù trên giấy CMND không ghi thời hạn sử dụng nhưng người dân có thể dựa vào ngày cấp CMND để tính thời điểm hết hạn.
Thủ tục cấp lại CMND hết hạn năm 2022
Công dân đến đâu để thực hiện thủ tục cấp lại CMND?
Theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 59 của Bộ Công an. Hiện nay, người dân có thể đến trực tiếp đến cơ quan Công an cấp huyện; hoặc cấp tỉnh nơi công dân thường trú; hoặc tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Ngoài ra, có thể đăng ký online trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Sau đó, công dân vẫn phải đến trực tiếp để làm thẻ.
Đi làm CCCD phải mang gì?
Theo Thông tư 59, hiện nay, nếu người dân có đầy đủ, chính xác thông tin trên Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thì không phải mang theo giấy tờ gì cũng không cần điền Tờ khai.
Ngoài ra, nếu thông tin của công dân không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đi làm thẻ. Giấy tờ này có thể là hộ khẩu, giấy khai sinh…
Đồng thời, mang theo CMND cũ (nếu có).
Các bước cấp CCCD khi CMND hết hạn
Bước 1: Công dân đến Công an đề nghị cấp thẻ CCCD
Bước 2: Công dân xuất trình Sổ hộ khẩu, CMND (nếu có) hoặc các giấy tờ hợp pháp khác nếu thông tin chưa có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc có sai sót
Bước 3: Công dân được mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung. Sau đó, ký xác nhận vào Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân; Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có); Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có)
Bước 4: Đóng lệ phí cấp CCCD, nộp lại CMND/CCCD cũ
Trường hợp chuyển CMND sang CCCD, lệ phí là 30.000 đồng.
Bước 5: Nhận giấy hẹn và đến nhận CCCD theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc đăng ký nhận CCCD qua đường bưu điện.
Người dân có bị thu CMND hết hạn và cấp xác nhận số CMND?
Cũng theo Thông tư 59 của Bộ Công an, khi đi làm thẻ CCCD, công dân bị thu lại Chứng minh nhân dân.
Ngoài ra, hiện nay, mã QR code trên thẻ Căn cước công dân có lưu thông tin về số CMND. Do vậy, chỉ trừ khi trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân. Cơ quan Công an mới tiến hành cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cũ cho công dân. Nếu công dân có yêu cầu.
Trường hợp CMND bị mất mà thông tin số Chứng minh nhân dân không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân cần cung cấp bản chính; hoặc bản sao thẻ CMND cũ để Công an xác nhận lại.
Trường hợp có đủ căn cứ thì được cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Trường hợp không có căn cứ để xác nhận thì cơ quan Công an sẽ trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Một số trường hợp đặc biệt
Lưu ý, trường hợp đổi CMND do hết hạn nhưng đi kèm lý do khác thì:
– Đối với những trường hợp kèm theo thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc ngoài các thủ tục nêu trên phải kèm theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên hoặc xuất trình một trong các loại giấy tờ như Giấy khai sinh, Giấy khai sinh đăng ký lại, các giấy tờ khác như học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ và đã được điều chỉnh trong Sổ hộ khẩu để thống nhất với nội dung cần điều chỉnh;
– Đối với những trường hợp kèm theo việc xác định lại giới tính và phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi cơ bản đặc điểm nhận dạng của công dân (thay đổi khuôn mặt, mũi, miệng…)
Ngoài các thủ tục theo quy định cần có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền nơi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.
Có thể bạn quan tâm:
- Quy định chụp ảnh căn cước công dân theo pháp luật
- Tra cứu mã số thuế cá nhân bằng số CMND
- Một số vấn đề thường gặp sau khi nhận căn cước công dân
Thông tin liên hệ Luật Sư 247
Trên đây là nội dung tư vấn về “CMND hết hạn phải làm sao?“ Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khác với giấy CMND, thời hạn sử dụng của thẻ CCCD được xác định dựa vào độ tuổi.
Cụ thể, Điều 21, Luật Căn cước công dân 2014 quy định thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi; đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định phải đổi thẻ thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Mặt khác, theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 06/2021 của Bộ Công an quy định mặt trước của thẻ CCCD có ghi thời gian sử dụng đến ngày tháng năm nào.
Do đó, để biết thẻ CCCD còn thời hạn sử dụng hay không? Người dân có thể dựa vào ngày tháng năm hết hạn ghi trong mặt trước của thẻ CCCD; hoặc dựa vào độ tuổi của bản thân để xác định.
– Đã cấp CMND.
– Bị mất chứng minh nhân dân.
– Không thuộc diện đối tượng tạm thời chưa được cấp CMND.
Trường hợp vẫn dùng CMND hết hạn sẽ bị xử phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.